Author Archives: Minh Trieu

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÀ PHÊ VÀO MÙA KHÔ

Canh tác nông nghiệp đối diện với những tác động tiêu cực, những ảnh hưởng không nhỏ của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng cao, mùa khô kéo dài và khắc nghiệt khiến việc canh tác bất kì giống cây trồng nào cũng có những khó khăn nhất định. Việc bón phân,  chăm sóc trong mua khô cũng có những yêu cầu riêng cần được chú ý. Tìm hiểu và biết được kỹ thuật bón phân và cách chăm sóc cà phê mùa khô tiêu chuẩn giúp quá trình canh tác cây cà phê của bà con nông dân thuận lợi, hiệu quả và chủ động hơn.

Cách cách chăm sóc cà phê mùa khô

Cách cách chăm sóc cà phê mùa khô

Chăm sóc cây cà phê vào giai đoạn mùa khô sẽ có những yêu cầu riêng cần được tuân thủ. Nhờ đó việc canh tác cây trồng mới có được sự chủ động cần thiết, giúp cây có điều kiện sinh trưởng, cho năng suất cao.

Tỉa cành, bổ sung tán cho cây sớm

Ngay sau khi thu hoạch mùa vụ trước thì việc tỉa cành, bổ sung tán cần chú ý. Nhờ đó cây trồng không bị mất sức, cây sinh trưởng tốt hơn, đồng thời khả năng phân hóa mầm hoa, thụ phấn,… cho những mùa vụ sau hiệu quả hơn. Nhờ vậy chúng ta sẽ có được năng suất cao hơn, thu hoạch đạt kết quả.

Đối với tỉa cành cho cây cà phê vào mùa khô cần đặc biệt chú ý loại bỏ đi những cành vô hiệu, cành vòi voi, hay cành tăm, cành phát triển đâm vào thân, bị sâu bệnh, hay đã khô,… Đảm bảo tiến hành cắt từ trên đỉnh tán xuống phía dưới.

  • Trong trường hợp cây bị khuyến phán tán dưới thì bổ sung tán thông qua việc tỉa thưa các cành thứ cấp sẽ tạo điều kiện để chiếu sáng vào vị trí dưới tán, hỗ trợ nuôi thêm chồi sát mặt đất được thực hiện tốt hơn. Chồi này nếu được hãm ngọn ở độ cao tương đương với độ cao của tán bị khuyết sẽ giúp cây cân đối hơn.
  • Trường hợp cây bị khuyết tán trên sớm cắt đau những cành nằm ngay vị trí tán bị khuyết. Đây sẽ là cách kích thích cơ học cho chồi nhanh mọc, mọc nhanh chóng. Từ các chồi mọc ra chúng ta lựa chọn một chồi khỏe để nuôi thành thân, tới độ cao nhất định sau đó hãm ngọn.
  • Đối với cây bị khuyết tán ở phần giữa thân cần tiến hành nuôi khoảng 1 – 2 chồi vượt nằm phân bố đều ở vị trí thân bị khuyết tán. Cần chú ý hãm ngọn nằm ở phần dưới của tán trên cây cà phê.
Coffee tree blossom with white color flower close up view

Tưới đủ nước vào đúng thời điểm

Quá trình chăm sóc cây cà phê vào mùa khô việc tưới nước như thế nào vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển chung. Việc xác định đúng thời điểm, lượng nước cần tưới có ý nghĩa then chốt tới tỉ lệ hoa nở, năng suất quả khi thu hoạch.

  • Mùa khô là giai đoạn cây ra hoa, bởi thế việc tưới nước lần đầu cần tiến hành khi hoa cà phê đã phân hóa đủ, có màu trắng sữa hoặc màu trắng ngà, đạt chiều dài hoa khoảng 1 – 1.5cm, đồng thời lúc này lá hơi héo vào ban ngày. Bên cạnh đó, việc dùng máy đo độ ẩm chúng ta cũng giúp xác định chính xác thời điểm nên tưới nước lần đầu cho vườn trồng. Độ ẩm của đất từ 26 – 27% việc tưới nước cần tiến hành.
  • Tưới nước lần 2 tiến hành sau khi cây đã nở hoa, đậu quả được khoảng 20 ngày. Bổ sung nước giúp tránh thiếu hụt dẫn tới tình trạng quả vàng khi còn non, dễ rụng.
  • Các đợt tưới tiếp theo cần dựa vào điều kiện thời tiết thực tế để cân nhắc sao cho thích hợp, mức độ che bóng của cây cà phê kéo dài khoảng 30 – 40 ngày.

Lượng nước tưới cho mỗi đợt có những yêu cầu riêng, trong đó những đợt sau giảm lượng nước tưới từ 7 – 15% so với lần trước đó. Có thể cân nhắc với việc lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, kết hợp bón phân để nâng cao hiệu quả, duy trì độ ẩm lý tưởng cho vườn trồng, cũng giảm bớt nhân công lao động.

Tiến hành vặt chồi vượt

Cây cà phê sinh trưởng khá chậm trong giai đoạn mùa khô mỗi năm. Bởi thế, tốc độ phát triển của chồi vượt là khá chậm. Song khi vườn trồng được tưới nước, bón phân đầy đủ thì chồi vượt có điều kiện sinh trưởng tốt hơn. Lúc này việc vặt chồi vượt cần thực hiện đầy đủ nhằm giảm thiểu nguy cơ bị tranh dinh dưỡng.

Sau khi tưới lần đầu khoảng 2 tháng, khi đã bón phân mùa khô được khoảng 1 – 2 tháng thì vặt chồi vượt cần được thực hiện. Thực hiện vặt chồi vượt 1 lần vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 có thể giúp cây phát triển tốt hơn, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, cũng chống chịu với điều kiện thời tiết thuận lợi.

Một số chú ý trong quá trình chăm sóc cà phê mùa khô

Hình ảnh: Một số chú ý khác trong quá trình chăm sóc cà phê

Bên cạnh cách chăm sóc cà phê mùa khô cần có những lưu ý quan trọng. Cụ thể chính là:

  • Đánh gái đúng thực trạng của vườn trồng, từ đó đưa ra được phương án chăm sóc cụ thể, có quy trình canh tác hợp lý. Điều này tạo điều kiện giúp cây trồng ứng phó tốt hơn với thời tiết khắc nghiệt, có nhiều bất lợi vào mùa khô.
  • Song song với cung cấp đủ nước, dinh dưỡng thì chăm sóc đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn vô cùng quan trọng. Tham khảo thông tin từ nguồn uy tín, vận dụng hợp lý và cân nhắc với điều kiện thực tế của vườn trồng.
  • Sau từng đợt thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa, loại bỏ cành khô, cành bệnh, kết hợp với vệ sinh vườn trồng mang tới độ thông thoáng cần thiết.
  • Qua giai đoạn chăm sóc sau thu hoạch là thời kì cây cà pha bước vào thời điểm chịu hạn, lúc này việc bón phân cần chú ý tiến hành đầy đủ để quá trình phục hồi của mỗi cây trồng nhanh chóng, hiệu quả.

Bón phân chăm sóc cà phê vào mùa khô

Hình ảnh: Bón phân chăm sóc cà phê vào mùa khô

Cây cà phê là giống cây công nghiệp lâu năm, được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Việc bón phân là yêu cầu bắt buộc, cần thực hiện vào cả thời điểm mùa mưa và mùa khô đầy đủ nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu về dinh dưỡng của từng cây trồng. Việc bón phân cho cây cà phê có những tiêu chuẩn, kỹ thuật cơ bản chính là:

  • Phương pháp tưới: áp dụng phương pháp tưới gốc, tưới phun mưa với loại phân bón phù hợp. Đảm bảo phân bón lựa chọn có độ tan, có công thức phù hợp để cung cấp dinh dưỡng, thúc đẩy cây trồng phát triển tốt hơn.
  • Cân nhắc sử dụng một số loại phân bón NPK thích hợp giúp cây phục hồi, sinh trưởng tốt hơn trong giai đoạn này. Một số loại phân bón có thể cân nhắc dùng là NPK Con Ngựa 20-6-5+18S, NPK 22-5-7+13S, NPK 20-5-6+18S…..
  • Bón phân cho cây cà phê trong giai đoạn mùa khô cần thực hiện làm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng, sử dụng liều lượng phù hợp. Thông thường, lượng phân bón nên sử dụng là 0,3 – 0,5 kg/ cây/ lần là thích hợp nhất.
  • Quá trình bón phân cho cây cà phê vào mùa khô nên kết hợp với tưới nước để cải thiện độ ẩm của đất, tạo điều kiện giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây cà phê vào mùa khô

Hình ảnh: Phòng trừ sâu bệnh hại cây cà phê vào mùa khô

Ở giai đoạn này thì sâu hại chính của cây cà phê chính là rệp sáp hại quả. Nó xuất hiện trong suốt giai doạn mà cây đang mang quả, tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà số lượng sẽ có những khác biệt. Đặc biệt, trong khoảng từ tháng 1 – 3 rệp sáp phát triển mạnh, gây hại mạnh mẽ nhất lúc mà quả con non.

Rệp sáp khi xuất hiện sẽ hút nhựa quả, quả non khó khăn phát triển, thậm chí là khô héo và rụng xuống. Bởi thế, cần có một số lưu ý trong việc xử lý để giảm thiểu tác động của loại sâu bệnh này tối đa:

  • Chú trọng tới kiểm tra vườn trồng cà phê thường xuyên, đặc biệt là các tháng mùa khô để sớm phát hiện, xử lý nhanh chóng.
  • Khi cây bị rệp sáp cần cắt bỏ đi những cành bị rệp, thu gom lại và đem đi tiêu hủy.
  • Với cây bị bệnh ở dạng nhẹ chúng ta sử dụng máy bơm cao áp xịt mạnh nước vào những chùm quả có rệp nhằm rửa trôi chúng đi.
  • Sử dụng một số loại thuốc sinh học, thuốc hóa học phù hợp nhằm loại bỏ triệt để hơn rệp sáp khỏi quả cà phê.

Kết luận

Trong từng giai đoạn, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thực tế cần có cách chăm sóc cây cà phê sao cho thích hợp nhất. Kỹ thuật bón phân và cách chăm sóc cà phê mùa khô cần chú ý tới một vài lưu ý kể trên sẽ tạo điều kiện giúp cây trồng phát triển thuận lợi, sinh trưởng tốt và đem lại năng suất cao.

LỰA CHỌN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

I. Những lưu ý khi sử dụng phân bón:

Bón phân có mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhưng không phải bón càng nhiều cây trồng sẽ càng tốt. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng cân đối, hợp lý phù hợp với yêu cầu của cây trồng và điều kiện sinh thái (đất đai, khí hậu,…)

II. Một số yêu cầu bón phân cân đối, hợp lý:

  • Cung cấp đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao.
  • Không ngừng bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, bảo vệ môi trường sống của vi sinh vật.
  • Đem lại hiệu quả về kinh tế và lợi nhuận tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho người canh tác.
  • Phù hợp với điều kiện canh tác, phương thức sản xuất, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí phân bón.

Để sử dụng phân bón có hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản, bà con cần lưu ý và hiểu rõ đặc điểm một số yếu tố như sau:

1. Yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng:

  • Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về dinh dưỡng và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau. Nên yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng chính là yếu tố đầu tiên cần lưu ý để sử dụng phân bón có hiệu quả. Dựa vào lượng chất mà cây cần để phát triển cho năng suất cao, ổn định mà bón lượng phân bón cho phù hợp. Yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng tùy thuộc vào:
  • Đặc điểm loại cây trồng: Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cây lấy củ, hạt cần nhiều lân và kali, cây sử dụng thân lá thì cần nhiều đạm. Cây trồng lâu năm cần nhiều dinh dưỡng, phân bón hơn các loại cây hằng năm, những cây lấy đường thì yều cầu phân bón có hàm lượng kali nhiều.
  • Đặc điểm của mỗi loại giống: Cùng một loại cây trồng thì có nhiều giống khác nhau, mỗi giống lại có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, cùng loài ngô, thì có giống cần ít phân giống cần nhiều phân hơn, giống có bộ lá lớn, có khả năng cho năng suất cao thường cần dùng nhiều phân bón hơn các giống ngô lá nhỏ.
  • Đặc điểm từng giai đoạn của cây trồng: Giai đoạn cây con cần lượng dinh dưỡng ít hơn. Giai đoạn phát triển thân lá cần nhiều lân và đạm, giai đoạn nuôi quả cần nhiều kali,…bón đúng thời điểm trong từng giai đoạn của cây. Ví dụ, bón phân đón đòng cây lúa bón đúng thời điểm sẽ giúp lúa phân hóa đòng tốt, đồng to, khỏe. Còn nếu bón muộn lúa sẽ thiếu dinh dưỡng phân hóa đòng yếu, đòng nhỏ làm giảm năng suất lúa.
  • Năng suất cây trồng: dựa vào lượng dưỡng chất mà cây trồng lấy đi theo nông sản thu hoạch. Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì cần lượng phân bón càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng lớn để giúp cây ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả và có đủ dưỡng chất để nuôi quả lớn, quả to, chắc nhân nặng hạt.

  1. Đặc điểm của đất canh tác
  • Cần nắm rõ đất trồng của mình thuộc nhóm đất gì? Đất chua, mặn, phèn hay kiềm,…. Để lựa chọn loại phân bón cho thích hợp với từng loại đất..
  • Căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng dưỡng chất mà đất đai có thể cung cấp cho cây trồng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu. Với đất có độ phì thấp, đất chai cứng cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ làm tăng lượng mùn cải tạo độ phì cho đất,….
  • Căn cứ vào độ pH để chọn loại phân cho phù hợp, đất chua nên sử dụng các loại phân bón có tình kiềm và ngược lại.
  • Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất. Đất cát thiếu kali nên cần bón nhiều kali, giữ nước kém nên chia ra nhiều lần bón để tránh hiện tượng rửa trôi làm thất thoát phân bón. Các loại đất cơ giới nặng nên tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục, phân hữu cơ sinh học giúp cải tạo, ổn định cấu trúc, nâng cao độ phì, giảm độ pH, giảm độ chua đất,…
  1. Điều kiện thời tiết khí hậu
  • Trời mưa to tránh bón các loại phân bón dễ tan, nhiệt độ cao không bón những loại phân dễ bốc hơi,…tránh thất thoát phân bón. Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dung phân bón hữu cơ và phân vô cơ so với thời tiết mưa nhiều và nhiệt độ cao. Tùy vào điều kiện thời tiết, đặc điểm của từng loại phân bón mà sử dụng phân bón cho hợp lý.
  • Nên bón vào sáng sớm, chiều mát, không bón lúc trời mưa to, trời nắng nóng hoặc dự báo trời sắp mưa, thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết.
  1. Đặc điểm của loại phân bón
  • Cần chú ý các đặc điểm của các loại phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ để sử dụng cho hợp lý để  đạt hiệu quả cao.
  • Phân bón mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đất đai, cây trồng, thời tiết mà lựa chọn loại phân bón cho thích hợp và đạt hiệu quả. Có loại phân bón thích hợp với đất chua, có loại thích hợp với đất phèn, có loại phù hợp với đất trung tính,…Có loại phân bón chuyên dùng cho tiêu cà phê, có loại chuyên thanh long,…
  • Độ hòa tàn và khả năng dễ tiêu (dễ hấp thu). Những phân chậm khó tiêu (khó hấp thu), chậm tan (các loại phân hữu cơ truyền thống, phân lân,…) thì dùng để bón lót. Một số phân có khả năng làm chua đất thì nên hạn chế sử dụng. Trong điều kiện ngập nước không nên bón các phân có gốc SO4– vì dễ sinh H2S có hại cho cây trồng,… chú ý vào đặc điểm phân bón mà có hình thức bón khác nhau bón trên mặt đất, bón theo rãnh, theo hốc,…..
  • Đất nghèo vi sinh vật có thể sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh và hạn chế bón các loại phân hóa học.
  1. Biện pháp canh tác
  • Các biện pháp cách tác như mật độ, khoảng cách, nươc tưới,…đều ít nhiều đến chế độ, liều lượng phân bón. Nước tưới hợp lý sẽ nâng cao hiệu lực hấp thu phân bón, sâu bệnh nhiều hạn chế phân đạm và tăng cường các yếu tố giúp tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây trồng. Mật độ dày cần lượng phân bón nhiều hơn.
  • Cơ chế thâm canh, luân canh hợp lý không những góp phần bảo vệ, năng cao độ phì nhiêu cho đất đai mà còn góp phần quyết định vào chế độ phân bón. Chú ý lượng dưỡng chất mà cây trồng trước đã lấy đi và lượng phân bón của cây trồng trước để lại, luân canh với các cây họ đậu để lại một lượng đạm cho đất, giúp giảm bớt lượng phân cho vụ tới. Xen canh hay gối vụ cũng có chế độ phân bón khác nhau, chú ý vào tình hình đất đai và từng loại cây trồng.
  • Điều kiện canh tác tốt thì hiệu lực phân bón cũng tốt hơn. Ở các điều kiện canh tác hiện đại như nhà lưới, nhà kính, thủy canh, khí canh, trên giá thể, tưới nhỏ giọt, thì lượng phân bón được tính toán chặt chẽ chính xác vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra còn lưu ý một số điều như sau:

  • Phân bón chỉ cần vừa đủ, không được dư thừa cũng không được thiếu, thừa hay thiếu đều hại cho cây trồng, bón dư các loại phân bón vô cơ còn làm hại tới đất đai, nên cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
  • Cần thường xuyên quan sát và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn từ năm này qua năm khác sẽ giúp bà còn có chế độ phân bón hợp lý hơn.
  •  Trong tự nhiên, tất cả sinh vật (sâu bệnh hại, sinh vật có ích, cây trồng, cỏ dại,…) đều tồn tại và phát triển cùng nhau tạo nên sự đa dạng và cân bằng sinh học, giữa chúng luôn đấu tranh với nhau để giữ thế cần bằng sinh học, nên bón phân cần hài hòa bảo vệ các mối quan hệ đó, đặc biệt là các sinh vật có ích. Sử dụng phân bón cần hòa hợp với thiên nhiên chứ không phải áp đặt lên thiên nhiên.
  • Sử dụng phân bón không những phải đạt hiệu quả cao mà còn phải thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
  • Cần có cái nhìn toàn diện về tất cả yếu tố trên đồng ruộng gồm đất đai, cây trồng, sâu bệnh hại, thời tiết,….
  • Khi trộn các loại phân bón với nhau để bón nên tránh trộn các loại phân có phản ứng, kết hợp với nhau làm giảm hiệu lực và chất lượng của phân bón.

6.Bảo quản phân bón cần lưu ý:

  • Không để lẫn lộn giữa các loại phân khác nhau, tránh nhầm lẫn.
  • Để nơi cao, khô ráo đặc biệt là các loại phân bón dễ hút ấm. Buộc chặt bao, các phân dễ bay hơi, dễ hút ấm có thể đựng bằng bao nilon buộc chặt, không nên trực tiếp xuống nền mà dung kệ gỗ để lót, kê lên.
  • Các loại phân có tính acid nên sau khi dùng các dụng cụ như cuốc xẻng phải được rửa sạch sẽ, không dùng các dụng cụ dễ bị các chất acid ăn mòn để đựng phân bón.
  • Một số loại phân bón gặp nóng dễ cháy nổ nên không để gần lửa, các loại phân dễ bóng hơi khi gặp điều kiện nóng không được phơi nắng mà phải bảo quản những nơi thoát mát tránh thất thoát và làm giảm chất lượng phân bón.

III. Những lưu ý trong lựa chọn phân bón:

  • Không chạy theo phân bón rẻ, khuyến mãi.
  • Nên lựa chọn các sản phẩm phân bón của các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng tốt, có phản hồi tốt từ bà con nhà nông, cần tìm hiểu nắm rõ thông số thành phần dinh dưỡng của từng loại phân.
  • Tham khảo ý kiến, lời khuyên, tư vấn của những người đã sử dụng.
  • Chọn những loại phân bón có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng như các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh….chọn phân phù hợp với từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, từng loại đất.
  • Tăng cường lựa chọn và sử dụng những loại phân bón chậm tan hạn chế thất thoát phân bón và ô nhiễm môi trường, tăng hiệu lực sử dụng phân bón.
  • Không mua những loại phân bón chảy nước, biến chất, vón cục đặc biết đối với các loại phân vô cơ vì làm giảm sút chất lượng của phân bó6

Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi – Họp mặt, Hái lộc mừng xuân Quý Mão 2023

Ngày 27/01/2023 (mùng 6/ÂL) , Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi khai trương đầu năm và tổ chức chương trình “Họp mặt, Hái lộc mừng xuân” cho toàn thể CB, CNV trong công công ty. Trong không khí tươi vui của những ngày đầu năm mới Quý Mão, Cán bộ, CNV công ty cùng sum họp quây quần bên nhau, cùng giao lưu cùng trò chuyện chia sẻ với nhau về những kinh nghiệm, cùng nhau hái lọc đầu xuân thưởng thức các tiết mục văn nghệ tưng bừng nhất, để cùng chuẩn bị làm việc hăng say và tích cực cho một năm “chuyển mình vươn lên tầm cao mới”

Lễ Tổng kết hoạt động SXKD năm 2022 của Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi

Ngày 03/01/2022, Công ty CP Hoá chất Quảng Ngãi tổ chức buổi tổng kết Hoạt động Sản xuất – Kinh doanh năm 2022, đề ra phương hướng, kế hoạch kinh doanh năm 2023. Tổ chức tri ân và khen thưởng, vinh danh những tập thể và cá nhân xuất sắc và cống hiến trong năm 2022, cùng nhìn lại những khó khăn, thử thách trong năm qua và hướng đến một năm chuyển mình, vươn lên tầm cao mới.

 

Tham dự Đại hội Đại biểu nông dân xã Hành Phước lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 06/01/2023, Đại diện BLĐ Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi – Ông Nguyễn Ngọc Cường, Phó Chủ tịch HĐQT, tham dự và tặng quà tri ân tại Đại hội Đại biểu nông dân xã Hành Phước lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028.
Đây là một niềm tự hào đối với công ty khi nhiều năm đồng hành cùng Hội nông dân xã Hành Phước nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Toàn cảnh Đại hội Đại biểu nông dân xã Hành Phước lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Sân khấu được trang trí bởi những vòng hoa từ các đơn vị tham dự
Ông Nguyễn Ngọc Cường – PCT HĐQT Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi,
trao tặng quà kỷ niệm cho Hội Nông dân xã Hành Phước

CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI – TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN 01/2023

Cùng Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi khởi đầu cho sự nghiệp đầu năm 2023 của bạn nhé!
⚡Công ty hiện đang tuyển dụng vị trí:
– PHÓ PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ
– NV KẾ TOÁN THỐNG KÊ
🔥Đặc biệt ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương
📌 Lương, Thưởng theo năng lực cống hiến
📌 Đóng BHXH, BHYT theo quy định
📌 Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
📌 Được đào tạo các kỹ năng theo lộ trình thăng tiến
—————————–
🔰CV ứng tuyển có thể nộp trực tiếp tại Văn phòng Công ty hoặc gửi về mail: tuyendunghcqn@gmail.com
▶️ Với tiêu đề: [Tên vị trí ứng tuyển] – Họ tên ứng viên
🔰Phòng Hành chính – Nhân sự sẽ liên hệ nếu CV của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
—————————
👉Inbox nếu bạn có vấn đề cần Công ty hỗ trợ.
👉Chia sẻ thông tin này đến bạn bè và người thân cùng có cơ hội trải nghiệm việc làm tại Công ty nhé.
👉Đây là thông tin tuyển dụng chính thống của Công ty, ứng viên KHÔNG PHẢI NỘP BẤT KỲ KHOẢN PHÍ NÀO khi tham gia ứng tuyển.
—————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI
TUYỂN DỤNG VÌ NĂNG LỰC – ĐÀO TẠO VỀ KĨ NĂNG
☎️Hotline: 0255.2216005 – 0989 951 951
🏭Địa chỉ: 307 Hùng Vương, P. Trần Phú, TP. Quảng Ngãi
💬Fan Page: Phân Bón Con Ngựa
🌐Website: www.hcqn.vn

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG

 

  1. Nguồn Gốc:
  • Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.

Hình ảnh: minh họa

  • Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae),mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae, được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai – Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian).
  1. Khí hậu và đất trồng sầu riêng
  • Khí hậu và đất đai tại Việt Nam thích hợp với hầu hết các giống sầu riêng, đặc biệt từ miền trung trở vào phía nam, các khu vực trồng sầu riêng trải đều từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đất trồng: sầu riêng phải thoát nước tốt, không ngập úng, không nhiễm mặn, pH của đất từ 5-6. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu mùn. Tầng canh tác từ 1m trở lên. Nếu trồng ở vùng đất phù sa phải tiến hành đắp mô đào mương để hạn chế ngập úng
  • Về khí hậu: Phải có sự phân chia rõ rệt giữa 2 mùa mưa nắng, mùa nắng không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình trong năm phải từ 1500-2000mm/năm. Độ cao so với mặt nước biển không yêu cầu quá khắt khe, từ 300m trở lên là trồng được sầu riêng
  • Về gió và ánh sáng: Sầu riêng là cây gỗ lớn, tán rộng, nên cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, không nên trồng mật độ dày, trồng xen với các loại cây lớn, xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu quả…

Hình ảnh: minh họa

  1. Mật độ trồng sầu riêng
  • Trồng thuần: khoảng cách 8 x 8m hoặc 8 x 10m. Tương đương 125 – 156 cây/hecta
  • Trồng xen (cà phê, ca cao): Khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Tương đương 70 – 100 cây/hecta
  • Hố trồng sầu riêng có kích thước 60 x 60 x 60cm, đất xấu thì có thể đào 70 cm. Mỗi hố ta bón lót 2-3 kg/hố phân hữu cơ khoáng 3-3-2 hoặc 3-5-2 trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong vòng 15-30 ngày trước khi trồng.
  • Riêng đất ở vùng đồng bằng, cần tiến hành đắp mô và đào mương. Mỗi mô đất rộng 5-7m, bên cạnh đào mương sâu 1-2m rộng 2-3m. Có thể điều tiết được lượng nước trong mương.
  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng
  • Sau khi đã chuẩn bị hố trồng được 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào hố. Khi trồng cần nhẹ tay cắt bỏ lớp nilon bầu ươm, tránh làm vỡ bầu. Đặt cây con vào chính giữa hố. Miệng bầu ngang bằng mặt đất (nếu đất hơi trũng thì mặt bầu cao hơn mặt đất 5-10cm, đất đốc thì trồng sâu hơn 5-10cm). Lấp đất và nén nhẹ xung quanh bầu, phần gốc cần cao hơn xung quanh một chút để tránh đọng nước. Sau khi trồng cần tưới đẫm nước, cắm cọc cố định cây, nếu gặp trời nắng phải dùng tàu lá dừa hoặc lưới nilon để che nắng cho cây. Trồng mùa khô cây đỡ bị sâu bệnh nhưng bù lại phải thường xuyên tới nước, do đó thời điểm tốt nhất để trồng cây là khoảng đầu mùa mưa (tháng 4-6 DL).
  • Chăm sóc cây sầu riêng
    Giai đoạn mới trồng
    Giai đoạn 1-3 năm đầu cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khỏe mạnh, tạo dáng cân đối.
    Tưới nước: Mùa khô 7-10 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới vừa đủ để giữ độ ẩm cho đất, kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo… Có thể đánh bồn xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước, phần gốc cần vun cao tránh đọng nước.
    Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ thông thoáng, đặc biệt là phần gốc, tránh cỏ dại rậm rạp dể phát sinh các bệnh nấm, côn trùng ẩn nấp tấn công cây. Thời gian đầu cây còn nhỏ có thể xen canh các loại cây họ đậu (tán thấp, tránh cạnh tranh ánh sáng và không gian sinh trưởng của cây) để tăng thu nhập và tăng độ mùn cho đất.
    Bón phân
  • Mỗi năm bón bổ sung vào đầu mùa mưa mỗi gốc 3- 5kg/gốc phân bón hữu cơ vi sinh, đào rãnh theo hình chiếu của tán cây xong lấp lại.
  • Từ một đến ba năm đầu sử dụng phân NPK có tỷ lệ N (đạm) và P (lân) cao để kích thích cành, rễ phát triển nên sử dụng phân 16-16-8+TE là loại phân có tỷ lệ thích hợp kết hợp với trung vi lượng có trong phân, giúp cây phát triển tốt và dễ dàng hấp thụ trong giai đoạn đầu. Năm đầu tiên bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần 0,2-0,4 kg/gốc. Năm thứ 2 trở đi bón 0,6 – 0,8kg/gốc/năm chia làm 4-6 lần. Khi bón cần bảo đảm đất đủ ẩm và phải lấp nhẹ phân để tránh bay hơi.

Cắt tỉa cành:

  • Trong khoảng 6-8 tháng đầu tiên cho cây phát triển tự nhiên, sau đó chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất (chồi thân, mập, vươn thắng). Khi cây có chiều cao từ 2m trở lên thì cắt bỏ các cành ngang cách mặt đất 0,8 – 1m, giữ cho phần gốc thông thoáng.
    Giai đoạn kinh doanh
    Sầu riêng ghép sẽ cho quả bói từ năm thứ 4 thứ 5 trở đi, để tránh làm cây mất sức, gãy đổ cành, khi cây ra bói bà con chỉ nên giữ lại mỗi cây từ 5-7 quả, vị trí ra quả sát với phần thân. Các năm về sau số lượng quả sẽ tăng lên, trái cũng nhỏ lại, trung bình từ 2-4kg/trái tùy theo giống.
    Tưới nước: Sầu riêng từ năm thứ 4 trở đi đã phát triển bộ rễ đủ sâu, lượng nước tưới không cần nhiều nhưng phải đủ, trung bình mùa khô tưới cho cây 2-4 đợt mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày. Có thể đánh bồn sâu 10-20cm, đường kính 3-5m xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước
    Làm cỏ: Giai đoạn cây kinh doanh tán cây đã bắt đầu giao với nhau, cỏ dại sẽ giảm nhưng vẫn phải làm cỏ thường xuyên giữ cho vườn tược thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh và giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây
    Bón phân:
  • Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để tăng chất lượng trái bón từ 4-6 lần/năm. Trước khi cây ra hoa sử dụng phân NPK Con Ngựa 15-15-15 bón 1kg/gốc/lần cho cây. Giai đoạn nuôi quả sử dụng phân bón NPK Con Ngựa 17-10-17 với lượng bón 0,8-1kg/gốc bón cho cây, với hàm lượng kali cao giúp cho quả sầu riêng đạt chất lượng tốt nhất. Sau thu hoạch bón phân NPK 16-16-16+TE để cây phục hồi nhanh. Khi bón phân bà con bón theo hình chiếu của tán cây, đất phải đủ ẩm và phải lấp nhẹ để phân để tránh bay hơi. Phân hữu cơ mỗi năm bón bổ sung hữu cơ vi sinh 2-3kg/hố, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước.
  • Cắt tỉa cành: Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.
    Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng ./.

CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI QUYẾT TÂM CHỐNG DỊCH COVID19

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lần này, Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác phòng chống dịch, áp dụng triệt để các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát không để dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng con người và hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty.

Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi đã thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch COVID-19 theo chủ trương, quy định của Chính phủ và các cơ quan cấp trên.

Ngay khi dịch bùng phát trở lại, Công ty đã khẩn trương họp Ban Chỉ đạo, quán triệt tới toàn thể CBCNV, đặc biệt là bộ phận trực tiếp vận hành nhà máy, các đối tác, đại lý… cần tuân thủ các quy định. Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, quyết liệt, nhanh chóng và hiệu quả, các giải pháp đã được triển khai phù hợp với tình hình thực tế.

Tất cả CBCNV nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế, bố trí vị trí khi làm việc tại công ty để hạn chế tập trung đông người nhưng vẫn bảo đảm khối lượng, chất lượng công việc theo yêu cầu.

Khu vực văn phòng, nhà ăn và các hành lang của Công ty được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, Công ty đã bố trí kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ CBCNV tại 3 điểm: cổng bảo vệ, khu vực văn phòng và khu nhà máy sản xuất của Công ty nhằm kiểm soát nguy cơ dịch bệnh.

Đến thời điểm hiện nay, các hoạt động tại Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi vẫn diễn ra bình thường, nhà máy sản xuất vận hành ổn định, an toàn, độ khả dụng cao và đảm bảo sản phẩm cho nông dân và đại lý .

CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI HƯỞNG ỨNG THÁNG ATVSLĐ

“Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển” và “Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên” là chủ đề của Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021.

Tháng Công nhân – Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021 diễn ra trong bối cảnh cả nước “Vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa đảm bảo ổn định SXKD hiệu quả”.

Thực hiện chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc triển khai tổ chức các hoạt động “Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động ” năm 2021. Với mục đích tăng cường tinh thần đoàn kết, phát huy vai trò tiên phong, sáng tạo của công nhân viên chức, người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của  Công ty.

Tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử nhân kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, giáo dục truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân; về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền về bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; Thúc đẩy sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong việc phát triển, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về thực hiện công tác ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các đơn vị, doanh nghiệp.

Trên cơ sở hướng dẫn và những nội dung chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, căn cứ vào điều kiện thực tế SXKD và phong trào CB, CNV của Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi phát động tới toàn thể cán bộ đoàn viên, công nhân viên chức và người lao động toàn Công ty phát huy tinh thần thi đua sáng tạo của các cấp công đoàn để thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:


1. Tổ chức phát động và thực hiện tốt các nội dung thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch tháng 5 và cả năm 2021. Tập trung triển khai nhiệm vụ theo chủ đề: “Thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; chào mừng Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

2. Vận động người lao động tham gia phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật biểu dương, khen thưởng CB, CNV có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD, nắm bắt kịp thời tư tưởng đoàn viên, người lao động về những tâm tư, nguyện vọng, các vấn đề bức xúc nảy sinh để giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Lựa chọn những nội dung cấp bách, có tác động lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng đến đông đảo đoàn viên, người lao động để đối thoại tại nơi làm việc hoặc tổ chức với các hình thức phù hợp như: Phiếu hỏi khảo sát, lấy ý kiến trực tiếp, hòm thư góp ý, sử dụng công nghệ thông tin; tuyên truyền, phổ biến, tư vấn chính sách, chế độ mới theo Bộ luật Lao động năm 2019, tuyên truyền Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động, Quy chế dân chủ ở cơ sở của các đơn vị và Tập đoàn cho cán bộ CB, CNV

3. Tổ chức thăm hỏi công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, ốm nằm viện dài ngày, công nhân khó khăn bị ngừng việc, giãn việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; Tặng quà người lao động tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn và tham gia SXKD, thông qua các hoạt động cụ thể thiết thực.

Ngoài ra, Công đoàn cần chủ động thực hiện họp trao đổi phân tích về nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phổ biến cho CBCNV

Liên Hệ Ngay

Contact Me on Zalo