Công ty CP Hoá Chất Quảng Ngãi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ nhân viên và đối tác quý báu của chúng tôi.
Năm mới đang đến, hy vọng mọi người sẽ được bao bọc bởi sự may mắn và thành công, đồng thời tràn đầy sức khỏe và niềm vui. Chúng tôi cảm ơn sự hỗ trợ và sự cam kết của quý vị trong suốt thời gian qua, và mong rằng mối quan hệ đối tác của chúng ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm mới này.
Chúc toàn thể cán bộ nhân viên và đối tác của Công ty CP Hoá Chất Quảng Ngãi một năm mới An khang – Thịnh vượng – Vạn sự như ý!
🎉 Khi màn đêm buông xuống, các ánh sao mới tỏa sáng rực rỡ. Đêm nay đã khép lại một năm 2023 đầy thách thức và thành công, Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi đã tổ chức buổi tiệc tất niên tràn ngập niềm vui và ấm áp. Tại đây, chúng ta cùng nhau nhìn lại hành trình đáng nhớ của một năm đã qua và hướng về tương lai với bao kỳ vọng mới.
🌟 Một Năm Nhìn Lại Đầy Tự Hào🌟
Buổi lễ không chỉ là dịp để toàn thể CBCNV, Quý cổ đông, Quý đối tác và người thân của CBCNV được sum vầy mà còn là cơ hội để chúng tôi ghi nhận, vinh danh những đóng góp xuất sắc, những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cá nhân và tập thể đã cùng nhau viết nên những trang sử mới cho Công ty. Có được một năm 2023 thành công rực rỡ, chính là nhờ đóng góp của mỗi CBCNV, đồng thời còn là sự chèo lái vững vàng của những nhà lãnh đạo đã ngày đêm dốc sức vì gia đình Hóa chất, đó là ông Cao Tuấn Vinh – Chủ tịch HĐQT và bà Lê Thị Anh Thơ – Giám đốc Công ty.
🏆 Vinh Danh và Khen Thưởng🏆
Trong không khí trang trọng và ấm áp, Công ty đã tổ chức vinh danh, khen thưởng những nhân viên xuất sắc, những bàn tay và trí óc đã cống hiến không mệt mỏi cho sự phát triển của Công ty trong suốt một năm qua. Mỗi giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận mà còn là nguồn động viên to lớn, khích lệ mỗi thành viên tiếp tục cống hiến và phát triển, đưa thương hiệu Phân Bón Con Ngựa vươn lên tầm cao mới.
🎇 Chào Đón Năm Mới 2024🎇
Buổi tiệc tất niên cũng là lúc chúng tôi chính thức chào đón năm mới 2024 – một năm mới với bao dự định và kế hoạch đầy hứa hẹn. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm, chúng tôi tin rằng, Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa, đạt được nhiều thành tựu mới, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam.
💖 Kết Nối Yêu Thương – Xây Dựng Tương Lai💖
Hãy cùng chúng tôi xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ này qua loạt hình ảnh đầy cảm xúc dưới đây. Chúng tôi mong rằng, dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, cũng sẽ cảm nhận được tinh thần đoàn kết, yêu thương và sự nhiệt huyết mà chúng tôi đã cùng nhau sẻ chia và gìn giữ.
🌈 Hãy Đồng Hành Cùng Chúng Tôi Trên Hành Trình Mới! 🌈
Cùng chia sẻ những hình ảnh này để lan toả tình yêu thương, sự tự hào và niềm tin vào một tương lai rạng ngời. Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi – Kết nối yêu thương, xây dựng tương lai. #CôngTyCPHóaChấtQuảngNgãi #TấtNiên2023 #ChàoĐón2024 #VinhDanh #KếtNốiYêuThương #XâyDựngTươngLai
Phân bón Con Ngựa là thương hiệu với nhiều năm hoạt động, phân phối phân bón hữu cơ khoáng, chúng tôi đã và đang nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ khách hàng.
Phân hữu cơ khoáng với đặc tính an toàn cho cây trồng, môi trường, vật nuôi và con người nên được ưa chuộng sử dụng. Được tận dụng từ chính nguồn nguyên liệu có sẵn như: phân động vật, phế phẩm thực vật hoặc được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ hiện đại.
Phân bón hữu cơ khoáng là phân hữu cơ trong đó thành phần dinh dưỡng chứa ít nhất một chất đa, trung hoặc vi lượng. Trên thị trường hiện nay, Phân bón Con Ngựa có 2 dòng sản phẩm hữu cơ khoáng có chất lượng cao là: Phân Hữu cơ khoáng 3-3-2 và 3-5-2, có hàm lượng hữu cơ cao và được bổ sung thêm khoáng chất N, P, K và được sản xuất bởi công nghệ tiêu chuẩn:
Công nghệ khử khuẩn: loại bỏ vi khuẩn gây hại cây trồng, chỉ giữ lại vi khuẩn có lợi cho cây, giúp kích thích hệ vi sinh vật trong đất phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Công nghệ khử mùi: khi bón vào đất không gây mùi khó chịu, tự phân hủy trong tự nhiên, giúp đất lọc các chất độc nên thân thiện và bảo vệ môi trường.
Công nghệ nén viên: hạt phân dạng nở (phân nở), khi bón vào đất viên phân sẽ giãn nở, phân hủy nhanh, giúp đất tơi xốp, cây trồng dễ hấp thu dinh dưỡng và tăng trưởng nhanh.
Sau khi bón phân Hữu cơ khoáng sẽ mang lại tác dụng tuyệt vời cho đất trồng như:
Tăng độ phì nhiêu và cải tạo đất trồng.
Trả lại cho đất lượng hữu cơ, lượng mùn đã bị cây lấy đi trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng do khi phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic…
Giúp tăng chất lượng nông sản, hương vị thơm ngon hơn vì đã loại bỏ các yếu tố độc hại, không tồn dư hóa chất trong nông sản, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Thân thiện với môi trường do có thể tự phân hủy trong điều kiện tự nhiên, làm tăng kết cấu của đất, tăng độ ẩm, giữ nước tốt, tiết kiệm nước, giúp đất lọc các chất độc, bảo vệ môi trường.
—————————————–
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt và những tác dụng tuyệt vời, Phân bón Con Ngựa tự tin là thương hiệu mà khách hàng không thể bỏ qua khi có ý định mua phân bón hữu cơ khoáng.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua phân bón hữu cơ khoáng hãy liên hệ trực tiếp với Phân bón Con Ngựa ngay hôm nay nhé.
Bón phân đối với bất kì loại cây trồng nào cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp chúng ta có thể yên tâm trong quá trình canh tác, có được năng suất cao cho chính mình. Với kỹ thuật trồng và canh tác tỏi cô đơn Lý Sơn cũng cần có sự chú ý nhất định ở việc bón phân theo đúng tiêu chuẩn.
Bón lót
Quá trình bón lót cần tiến hành trong quá trình làm đất, trước khi bắt đầu gieo trồng. Bón lót cho tỏi cô đơn chúng ta sử dụng toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh HCQN để cung cấp dinh dưỡng ban đầu cho đất khi canh tác.
Bón thúc
Quá trình bón thúc thông thường sẽ chia thành 6 lần với mỗi lần sử dụng lượng phân bón có những thay đổi nhất định. Cụ thể chính là:
Bón thúc lần 1: Thời điểm sau khi trồng từ 15 – 20 ngày bón thúc lần đầu tiên với NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần
Bón thúc lần 2: Thời điểm sau khi trồng từ 22 – 25 ngày bón tiếp NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần
Bón thúc lần 3: Giai đoạn sau khi trồng từ 35 – 40 ngày chúng ta sử dụng NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần để bón thúc.
Bón thúc lần 5: Giai đoạn sau khi trồng từ 58 – 60 ngày chúng ta sử dụng NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần để bón thúc.
Bón thúc lần 6: Thực hiện vào thời điểm nuôi củ, bón NPK 17-7-17+13S HCQN với lượng 30-40 kg/1000m2/lần.
Tiến hành bón phân cho tỏi cô đơn yêu cầu đất đủ độ ẩm, thực hiện vào thời điểm buổi chiều thời tiết mát mẻ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không bón phân khi mưa lớn, hay nhiệt độ xuống quá thấp.
Ngoài ra, cần lưu ý ở giai đoạn cây tỏi Lý Sơn có cũ đã phình to không nên bón lượng đạm quá lớn. Nếu giai đoạn này sử dụng lượng đạm quá nhiều, dẫn tới tình trạng dưa thừa sẽ khiến cây dễ bị bệnh, thời gian sinh trưởng kéo dài sẽ gây ra tình trạng củ chậm chín. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng tới chất lượng của củ khi có thừa nhiều NO3 trong mỗi củ tỏi.
Tiêu chuẩn trong phòng trừ sâu bệnh khi trồng tỏi cô đơn
Việc phòng trừ sâu bệnh khi trồng tỏi cô đơn là việc không thể thiếu. Trong đó bệnh sương mai và bệnh than đen là phổ biến nhất.
Phân bón Con Ngựa NPK 20-20-15 là loại phân được người nông dân đánh giá cao về hiệu quả sử dụng, đặc biệt là sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng. Vậy phân bón Con Ngựa NPK 20-20-15 là gì, tác dụng ra sao và cách sử dụng như thế nào?
Để sử dụng Phân bón Con Ngựa NPK 20-20-15 đúng cách và hiệu quả nhất, hãy cùng Phân bón Con Ngựa tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.
PHÂN BÓN CON NGỰA NPK 20-20-25 LÀ GÌ?
Phân bón Con Ngựa NPK 20-20-15 bản chất là phân bón tổng hợp được chia theo tỷ lệ N (Ni-tơ) – P (Photpho) – K (Kali) tương ứng là 20 – 20 – 15. Thành phần chính có trong Phân bón Con Ngựa NPK 20-20-15 bao gồm các chất và hàm lượng như sau:
20% Đạm tổng số (Nts)
20% Lân hữu hiệu (P2O5hh)
15% Kali hữu hiệu (K2Ohh)
Các nguyên tố siêu vi lượng khác
CÔNG DỤNG CỦA PHÂN BÓN CON NGỰA NPK 20-20-15?
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, có lợi cho cây trồng như Nitơ, Kali, Lânvà nguyên tố siêu vi lượng khác như sắt, đồng, kẽm…
Có khả năng ngăn chặn tình trạng thất thoát phân bón, hiệu quả hơn nhiều so với các loại phân khác, giúp người nông dân tiết kiệm tối đa chi phí mua phân bón mà vẫn thu được hiệu quả cao.
Phát huy tác dụng nhanh đối với cây trồng, nhất là cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp cho năng suất cao, giúp cây tăng sức đề kháng, chống lại mọi vi khuẩn, sâu bệnh gây hại.
Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường xung quanh.
SỬ DỤNG PHÂN BÓN CON NGỰA NPK 20-20-15 KHI NÀO?
Phân bón NPK 20-20-15 sẽ phát huy tối đa công dụng nếu như sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Người nông dân nên sử dụng loại phân bón này vào 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn cây sinh trưởng: Sử dụng phân NPK 20-20-15 kết hợp với phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng trong giai đoạn này sẽ giúp cây nhanh nảy mầm, chồi non ra nhiều, tán cây khỏe.
Giai đoạn cây ra hoa: Bón phân NPK 20-20-15 giai đoạn này sẽ giúp cây trổ hoa đều, kích thích nhanh kết quả.
Giai đoạn cây nuôi trái: Bón phân NPK 20-20-15 có tác dụng giúp cây khỏe mạnh, quả ra đều, số lượng lớn, có vẻ ngoài đẹp mắt, hương vị thơm ngon, ngoài ra còn giúp ngăn chặn các sâu bệnh, côn trùng tấn công.
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CON NGỰA NPK 20-20-15
Với cây Lúa: bón từ 20-30 kg/1000 m2/vụ, chia ra để bón lót và bón thúc vào các giai đoạn sinh trưởng của cây.
Với cây lương thực khác: 40-50 kg/1000 m2/vụ, chia ra để bón lót và bón thúc vào các giai đoạn sinh trưởng của cây.
Với cây ăn trái: 0,5 – 1 kg/cây/lần, bón 2 lần/năm vào giai đoạn trước khi ra hoa và nuôi trái.
Với cao su: 60-70 kg/1000 m2/năm chia ra bón 2 lần vào giai đoạn đầu mùa mưa và giữa mùa mưa
Với cây trồng khác: 20-40 kg/1000 m2/lần, bón 2-3 lần/vụ vào các giai đoạn sinh trưởng của cây.
Để tránh phân bón bị rửa trôi gây lãng phí, bà con nên áp dụng những cách bón như sau:
Cách 1: Đào rãnh xung quanh gốc cây rồi đổ phân vào, lấp đất. Tiếp đó tiến hành tưới nước theo rãnh vừa đào.
Cách 2: Làm ướt đất, sau đó bón phân và tưới nước.
Trên đây là một vài thông tin về phân bón Con Ngựa NPK 20-20-15 cho Quý khách hàng khi sử dụng phân bón để mang lại hiệu quả tối ưu.
Nếu có nhu cầu sử dụng về phân bón, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: (0255)2216002 – 0963.791.791, tham khảo thêm tại: www.hcqn.vn
Năng suấtcây trồng: dựa vào lượng dưỡng chất mà cây trồng lấy đi theo nông sản thu hoạch. Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì cần lượng phân bón càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng lớn để giúp cây ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả và có đủ dưỡng chất để nuôi quả lớn, quả to, chắc nhân nặng hạt.
Đặc điểm của đất canh tác
Cần nắm rõ đất trồng của mình thuộc nhóm đất gì? Đất chua, mặn, phèn hay kiềm,…. Để lựa chọn loại phân bón cho thích hợp với từng loại đất..
Căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng dưỡng chất mà đất đai có thể cung cấp cho cây trồng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu. Với đất có độ phì thấp, đất chai cứng cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ làm tăng lượng mùn cải tạo độ phì cho đất,….
Căn cứ vào độ pH để chọn loại phân cho phù hợp, đất chua nên sử dụng các loại phân bón có tình kiềm và ngược lại.
Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất. Đất cát thiếu kali nên cần bón nhiều kali, giữ nước kém nên chia ra nhiều lần bón để tránh hiện tượng rửa trôi làm thất thoát phân bón. Các loại đất cơ giới nặng nên tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục, phân hữu cơ sinh học giúp cải tạo, ổn định cấu trúc, nâng cao độ phì, giảm độ pH, giảm độ chua đất,…
Điều kiện thời tiết khí hậu
Trời mưa to tránh bón các loại phân bón dễ tan, nhiệt độ cao không bón những loại phân dễ bốc hơi,…tránh thất thoát phân bón. Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dung phân bón hữu cơ và phân vô cơ so với thời tiết mưa nhiều và nhiệt độ cao. Tùy vào điều kiện thời tiết, đặc điểm của từng loại phân bón mà sử dụng phân bón cho hợp lý.
Nên bón vào sáng sớm, chiều mát, không bón lúc trời mưa to, trời nắng nóng hoặc dự báo trời sắp mưa, thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết.
Đặc điểm của loại phân bón
Cần chú ý các đặc điểm của các loại phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ để sử dụng cho hợp lý để đạt hiệu quả cao.
Phân bón mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đất đai, cây trồng, thời tiết mà lựa chọn loại phân bón cho thích hợp và đạt hiệu quả. Có loại phân bón thích hợp với đất chua, có loại thích hợp với đất phèn, có loại phù hợp với đất trung tính,…Có loại phân bón chuyên dùng cho tiêu cà phê, có loại chuyên thanh long,…
Độ hòa tàn và khả năng dễ tiêu (dễ hấp thu). Những phân chậm khó tiêu (khó hấp thu), chậm tan (các loại phân hữu cơ truyền thống, phân lân,…) thì dùng để bón lót. Một số phân có khả năng làm chua đất thì nên hạn chế sử dụng. Trong điều kiện ngập nước không nên bón các phân có gốc SO4– vì dễ sinh H2S có hại cho cây trồng,… chú ý vào đặc điểm phân bón mà có hình thức bón khác nhau bón trên mặt đất, bón theo rãnh, theo hốc,…..
Đất nghèo vi sinh vật có thể sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh và hạn chế bón các loại phân hóa học.
Biện pháp canh tác
Các biện pháp cách tác như mật độ, khoảng cách, nươc tưới,…đều ít nhiều đến chế độ, liều lượng phân bón. Nước tưới hợp lý sẽ nâng cao hiệu lực hấp thu phân bón, sâu bệnh nhiều hạn chế phân đạm và tăng cường các yếu tố giúp tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây trồng. Mật độ dày cần lượng phân bón nhiều hơn.
Cơ chế thâm canh, luân canh hợp lý không những góp phần bảo vệ, năng cao độ phì nhiêu cho đất đai mà còn góp phần quyết định vào chế độ phân bón. Chú ý lượng dưỡng chất mà cây trồng trước đã lấy đi và lượng phân bón của cây trồng trước để lại, luân canh với các cây họ đậu để lại một lượng đạm cho đất, giúp giảm bớt lượng phân cho vụ tới. Xen canh hay gối vụ cũng có chế độ phân bón khác nhau, chú ý vào tình hình đất đai và từng loại cây trồng.
Phân bón chỉ cần vừa đủ, không được dư thừa cũng không được thiếu, thừa hay thiếu đều hại cho cây trồng, bón dư các loại phân bón vô cơ còn làm hại tới đất đai, nên cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
Cần thường xuyên quan sát và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn từ năm này qua năm khác sẽ giúp bà còn có chế độ phân bón hợp lý hơn.
Trong tự nhiên, tất cả sinh vật (sâu bệnh hại, sinh vật có ích, cây trồng, cỏ dại,…) đều tồn tại và phát triển cùng nhau tạo nên sự đa dạng và cân bằng sinh học, giữa chúng luôn đấu tranh với nhau để giữ thế cần bằng sinh học, nên bón phân cần hài hòa bảo vệ các mối quan hệ đó, đặc biệt là các sinh vật có ích. Sử dụng phân bón cần hòa hợp với thiên nhiên chứ không phải áp đặt lên thiên nhiên.
Sử dụng phân bón không những phải đạt hiệu quả cao mà còn phải thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
Chọn những loại phân bón có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng như các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh….chọn phân phù hợp với từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, từng loại đất.
Tăng cường lựa chọn và sử dụng những loại phân bón chậm tan hạn chế thất thoát phân bón và ô nhiễm môi trường, tăng hiệu lực sử dụng phân bón.
Không mua những loại phân bón chảy nước, biến chất, vón cục đặc biết đối với các loại phân vô cơ vì làm giảm sút chất lượng của phân bó6
Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.
Hình ảnh: minh họa
Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae),mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae, được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai – Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian).
Khí hậu và đất trồng sầu riêng
Khí hậu và đất đai tại Việt Nam thích hợp với hầu hết các giống sầu riêng, đặc biệt từ miền trung trở vào phía nam, các khu vực trồng sầu riêng trải đều từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long.
Đất trồng: sầu riêng phải thoát nước tốt, không ngập úng, không nhiễm mặn, pH của đất từ 5-6. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu mùn. Tầng canh tác từ 1m trở lên. Nếu trồng ở vùng đất phù sa phải tiến hành đắp mô đào mương để hạn chế ngập úng
Về khí hậu: Phải có sự phân chia rõ rệt giữa 2 mùa mưa nắng, mùa nắng không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình trong năm phải từ 1500-2000mm/năm. Độ cao so với mặt nước biển không yêu cầu quá khắt khe, từ 300m trở lên là trồng được sầu riêng
Về gió và ánh sáng: Sầu riêng là cây gỗ lớn, tán rộng, nên cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, không nên trồng mật độ dày, trồng xen với các loại cây lớn, xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu quả…
Hình ảnh: minh họa
Mật độ trồng sầu riêng
Trồng thuần: khoảng cách 8 x 8m hoặc 8 x 10m. Tương đương 125 – 156 cây/hecta
Trồng xen (cà phê, ca cao): Khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Tương đương 70 – 100 cây/hecta
Hố trồng sầu riêng có kích thước 60 x 60 x 60cm, đất xấu thì có thể đào 70 cm. Mỗi hố ta bón lót 2-3 kg/hố phân hữu cơ khoáng 3-3-2 hoặc 3-5-2 trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong vòng 15-30 ngày trước khi trồng.
Riêng đất ở vùng đồng bằng, cần tiến hành đắp mô và đào mương. Mỗi mô đất rộng 5-7m, bên cạnh đào mương sâu 1-2m rộng 2-3m. Có thể điều tiết được lượng nước trong mương.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng
Sau khi đã chuẩn bị hố trồng được 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào hố. Khi trồng cần nhẹ tay cắt bỏ lớp nilon bầu ươm, tránh làm vỡ bầu. Đặt cây con vào chính giữa hố. Miệng bầu ngang bằng mặt đất (nếu đất hơi trũng thì mặt bầu cao hơn mặt đất 5-10cm, đất đốc thì trồng sâu hơn 5-10cm). Lấp đất và nén nhẹ xung quanh bầu, phần gốc cần cao hơn xung quanh một chút để tránh đọng nước. Sau khi trồng cần tưới đẫm nước, cắm cọc cố định cây, nếu gặp trời nắng phải dùng tàu lá dừa hoặc lưới nilon để che nắng cho cây. Trồng mùa khô cây đỡ bị sâu bệnh nhưng bù lại phải thường xuyên tới nước, do đó thời điểm tốt nhất để trồng cây là khoảng đầu mùa mưa (tháng 4-6 DL).
Chăm sóc cây sầu riêng Giai đoạn mới trồng Giai đoạn 1-3 năm đầu cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khỏe mạnh, tạo dáng cân đối. Tưới nước: Mùa khô 7-10 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới vừa đủ để giữ độ ẩm cho đất, kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo… Có thể đánh bồn xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước, phần gốc cần vun cao tránh đọng nước. Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ thông thoáng, đặc biệt là phần gốc, tránh cỏ dại rậm rạp dể phát sinh các bệnh nấm, côn trùng ẩn nấp tấn công cây. Thời gian đầu cây còn nhỏ có thể xen canh các loại cây họ đậu (tán thấp, tránh cạnh tranh ánh sáng và không gian sinh trưởng của cây) để tăng thu nhập và tăng độ mùn cho đất. Bón phân
Mỗi năm bón bổ sung vào đầu mùa mưa mỗi gốc 3- 5kg/gốc phân bón hữu cơ vi sinh, đào rãnh theo hình chiếu của tán cây xong lấp lại.
Từ một đến ba năm đầu sử dụng phân NPK có tỷ lệ N (đạm) và P (lân) cao để kích thích cành, rễ phát triển nên sử dụng phân 16-16-8+TE là loại phân có tỷ lệ thích hợp kết hợp với trung vi lượng có trong phân, giúp cây phát triển tốt và dễ dàng hấp thụ trong giai đoạn đầu. Năm đầu tiên bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần 0,2-0,4 kg/gốc. Năm thứ 2 trở đi bón 0,6 – 0,8kg/gốc/năm chia làm 4-6 lần. Khi bón cần bảo đảm đất đủ ẩm và phải lấp nhẹ phân để tránh bay hơi.
Cắt tỉa cành:
Trong khoảng 6-8 tháng đầu tiên cho cây phát triển tự nhiên, sau đó chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất (chồi thân, mập, vươn thắng). Khi cây có chiều cao từ 2m trở lên thì cắt bỏ các cành ngang cách mặt đất 0,8 – 1m, giữ cho phần gốc thông thoáng. Giai đoạn kinh doanh Sầu riêng ghép sẽ cho quả bói từ năm thứ 4 thứ 5 trở đi, để tránh làm cây mất sức, gãy đổ cành, khi cây ra bói bà con chỉ nên giữ lại mỗi cây từ 5-7 quả, vị trí ra quả sát với phần thân. Các năm về sau số lượng quả sẽ tăng lên, trái cũng nhỏ lại, trung bình từ 2-4kg/trái tùy theo giống. Tưới nước: Sầu riêng từ năm thứ 4 trở đi đã phát triển bộ rễ đủ sâu, lượng nước tưới không cần nhiều nhưng phải đủ, trung bình mùa khô tưới cho cây 2-4 đợt mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày. Có thể đánh bồn sâu 10-20cm, đường kính 3-5m xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước Làm cỏ: Giai đoạn cây kinh doanh tán cây đã bắt đầu giao với nhau, cỏ dại sẽ giảm nhưng vẫn phải làm cỏ thường xuyên giữ cho vườn tược thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh và giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây Bón phân:
Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để tăng chất lượng trái bón từ 4-6 lần/năm. Trước khi cây ra hoa sử dụng phân NPK Con Ngựa 15-15-15 bón 1kg/gốc/lần cho cây. Giai đoạn nuôi quả sử dụng phân bón NPK Con Ngựa 17-10-17 với lượng bón 0,8-1kg/gốc bón cho cây, với hàm lượng kali cao giúp cho quả sầu riêng đạt chất lượng tốt nhất. Sau thu hoạch bón phân NPK 16-16-16+TE để cây phục hồi nhanh. Khi bón phân bà con bón theo hình chiếu của tán cây, đất phải đủ ẩm và phải lấp nhẹ để phân để tránh bay hơi. Phân hữu cơ mỗi năm bón bổ sung hữu cơ vi sinh 2-3kg/hố, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước.
Cắt tỉa cành: Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng. Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng ./.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lần này, Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác phòng chống dịch, áp dụng triệt để các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát không để dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng con người và hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty.
Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi đã thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch COVID-19 theo chủ trương, quy định của Chính phủ và các cơ quan cấp trên.
Ngay khi dịch bùng phát trở lại, Công ty đã khẩn trương họp Ban Chỉ đạo, quán triệt tới toàn thể CBCNV, đặc biệt là bộ phận trực tiếp vận hành nhà máy, các đối tác, đại lý… cần tuân thủ các quy định. Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, quyết liệt, nhanh chóng và hiệu quả, các giải pháp đã được triển khai phù hợp với tình hình thực tế.
Tất cả CBCNV nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế, bố trí vị trí khi làm việc tại công ty để hạn chế tập trung đông người nhưng vẫn bảo đảm khối lượng, chất lượng công việc theo yêu cầu.
Khu vực văn phòng, nhà ăn và các hành lang của Công ty được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, Công ty đã bố trí kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ CBCNV tại 3 điểm: cổng bảo vệ, khu vực văn phòng và khu nhà máy sản xuất của Công ty nhằm kiểm soát nguy cơ dịch bệnh.
Đến thời điểm hiện nay, các hoạt động tại Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi vẫn diễn ra bình thường, nhà máy sản xuất vận hành ổn định, an toàn, độ khả dụng cao và đảm bảo sản phẩm cho nông dân và đại lý .