Category Archives: Đồng Hành Cùng Nhà Nông

CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI HƯỞNG ỨNG THÁNG ATVSLĐ

“Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển” và “Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên” là chủ đề của Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021.

Tháng Công nhân – Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021 diễn ra trong bối cảnh cả nước “Vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa đảm bảo ổn định SXKD hiệu quả”.

Thực hiện chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc triển khai tổ chức các hoạt động “Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động ” năm 2021. Với mục đích tăng cường tinh thần đoàn kết, phát huy vai trò tiên phong, sáng tạo của công nhân viên chức, người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của  Công ty.

Tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử nhân kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, giáo dục truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân; về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền về bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; Thúc đẩy sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong việc phát triển, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về thực hiện công tác ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các đơn vị, doanh nghiệp.

Trên cơ sở hướng dẫn và những nội dung chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, căn cứ vào điều kiện thực tế SXKD và phong trào CB, CNV của Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi phát động tới toàn thể cán bộ đoàn viên, công nhân viên chức và người lao động toàn Công ty phát huy tinh thần thi đua sáng tạo của các cấp công đoàn để thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:


1. Tổ chức phát động và thực hiện tốt các nội dung thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch tháng 5 và cả năm 2021. Tập trung triển khai nhiệm vụ theo chủ đề: “Thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; chào mừng Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

2. Vận động người lao động tham gia phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật biểu dương, khen thưởng CB, CNV có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD, nắm bắt kịp thời tư tưởng đoàn viên, người lao động về những tâm tư, nguyện vọng, các vấn đề bức xúc nảy sinh để giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Lựa chọn những nội dung cấp bách, có tác động lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng đến đông đảo đoàn viên, người lao động để đối thoại tại nơi làm việc hoặc tổ chức với các hình thức phù hợp như: Phiếu hỏi khảo sát, lấy ý kiến trực tiếp, hòm thư góp ý, sử dụng công nghệ thông tin; tuyên truyền, phổ biến, tư vấn chính sách, chế độ mới theo Bộ luật Lao động năm 2019, tuyên truyền Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động, Quy chế dân chủ ở cơ sở của các đơn vị và Tập đoàn cho cán bộ CB, CNV

3. Tổ chức thăm hỏi công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, ốm nằm viện dài ngày, công nhân khó khăn bị ngừng việc, giãn việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; Tặng quà người lao động tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn và tham gia SXKD, thông qua các hoạt động cụ thể thiết thực.

Ngoài ra, Công đoàn cần chủ động thực hiện họp trao đổi phân tích về nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phổ biến cho CBCNV

CÔNG TY CP HCQN ĐẠT GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA 2020.

Sáng 25/4 tại Hà Nội, Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi đã được Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2020.

Đây là giải thưởng cao nhất trong hệ thống pháp luật về chất lượng, sản phẩm hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trao tặng hàng năm, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Giải thưởng được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chủ trì triển khai.

Dự và trao giải cho các doanh nghiệp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, lãnh đạo một số bộ, ngành và đông đảo các doanh nghiệp tham gia giải thưởng.

Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi rất vinh dự là 1 trong 116 doanh nghiệp được tôn vinh lần này. Chúng tôi luôn có định hướng phát triển doanh nghiệp theo hướng tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có giá trị, chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Đây là sứ mệnh của Công ty, là trách nhiệm của một  doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội.

Việc áp dụng các tiêu chí của Giải thưởng không chỉ giúp doanh nghiệp chúng tôi nhận ra những cơ hội, thách thức, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, quan trọng hơn là duy trì các tiêu chí đó để không ngừng tự hoàn thiện, phát triển.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MÍA

Những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Bộ nông nghiệp giá thu mua mía của các công ty mía đường ở mức khỏang 1 triệu đồng/tấn, cùng với năng suất tương đối cao làm cho thu nhập của người nông dân trồng mía tăng so với những năm trước. Điều này đã đảm bảo được lợi nhuận cho nông dân trồng mía so với các lọai cây trồng khác và đảm bảo được vùng nguyên liệu cho sản xuất đường trong nước.

Hình ảnh: minh họa

Trong canh tác mía hiện nay, bà con thường canh tác 1 vụ mía tơ (mía trồng mới) và 2 vụ mía gốc (chăm sóc gốc mía sau thu họach của vụ trước). So với mía tơ thì mía gốc có năng suất cao hơn khoảng 10 tấn/ha/vụ, chi phí thấp hơn khoảng 30% (do giảm được công lao động, giống,…), lượng phân bón nhiều hơn 20% nên lợi nhuận từ mía gốc sẽ cao hơn mía tơ.

Để cho vụ mía gốc đạt hiệu quả cao, bà con cần quan tâm tới một số kỹ thuật chăm sóc như sau:

Sử dụng các giống mía có khả năng tái sinh mạnh.

Sau khi thu họach, dùng cuốc thật sắc phát bằng các gốc mía cho bằng với mặt ruộng. Kỹ thuật này làm tăng khả năng nảy mầm, nảy mầm đồng đều sau này và giúp bộ rễ của cây con dễ tiếp xúc với đất hơn.

Đốt bỏ toàn bộ lá, tàn dư thực vật có trên ruộng mía để lọai bỏ các yếu tố sâu bệnh hại và phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của mắt mầm.

Song song với việc phát gốc và đốt đồng, bà con cần giâm một số lượng hom khoảng 5% diện tích canh tác để phục vụ cho việc trồng dặm sau này.

Cày hoặc cuốc theo hàng ở 2 bên gốc mía, cách gốc khoảng 25-30 cm, sâu 15-20 cm. Công việc này nhằm chặt bỏ một phần các rễ già để cho việc tái tạo bộ rễ mới mạnh hơn và cắt đứt các đường mao dẫn nước trong đất nhằm hạn chế thất thoát nước trong mùa khô.

      Hình ảnh: minh họa

Đối với những vùng chủ động được nước tưới, bón phân hữu cơ và  phân khoáng rồi lấp đất lại. Đối với những vùng không chủ động được nước tưới thì sẽ thực hiện bón phân ngay sau khi có mưa.

Chú ý bón bổ sung 800-1.000 kg vôi/ha, không bón vôi chung với phân có chưa đạm sẽ làm đạm bị bay hơi.

Sau khi nảy mầm, cây con được 1-2 lá thì tiến hành trồng dặm. Dùng cây con đã giâm hoặc tỉa cây tại những nơi có mật độ cao để dặm sao cho đạt 75.000 – 82.000 cây/ha.

Bón phân: lượng phân bón cho mía gốc khoảng 180N – 90P2O5 – 150K2O kg/ha/vụ và chia làm 2-3 lần bón/vụ.

  • Vùng có nước tưới: bón phân 3 lần/vụ. Lần 1 ngay sau khi cày xả hàng, bón 500 kg phân bón hữu cơ vi sinh và 400 kg phân NPK 16-16-8+TE (Con Ngựa)/ha. Lần 2, khi cây có 4-5 lá (1,5-2,5 tháng sau khi cuốc gốc), bón 350 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha. Lần 3, khi cây có 9-10 lá (4-5 tháng sau khi cuốc gốc), bón 400 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha.
  • Vùng không có nước tưới: bón phân 2 lần/vụ. Lần 1 ngay sau khi có mưa, bón 500 kg phân hữu cơ vi sinh và 500 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha. Lần 2, khi cây có 9-10 lá, bón 600 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha.

Bón phân kết hợp với xới xáo đất cho tơi xốp và vệ sinh đồng ruộng. Cây cần được đánh lá thường xuyên (tước bỏ những là già, lá khô cho thông thoáng) và duy trì số lá trên cây khoảng 10-12 lá.

PHÂN BÓN CHO CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

  1. Đặc điểm nông học: Khoai mì (sắn) là cây lấy củ đang ngày càng quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm và nhiên liệu sinh học. Nhu cầu khoai mì đang ngày càng tăng, lợi nhuận do khoai mì mang lại đang cao hơn so với lúa và nhiều cây trồng khác. Khoai mì chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng được ở cả các vùng trong cả nước. Các giống phổ biến ở nước ta hiện nay là: KM 60, KM 94, HL20, HL 23, HL 24.

Hình ảnh: minh họa

  1. Kỹ thuật trồng: Cần làm đất kỹ, cày sâu 30 cm, bừa 2 lượt, nhặt sách cỏ rác và tàn dư thực vật. Chọn hom giống từ các cây 8-10 tháng tuổi, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Mắt thân cây dày, đường kính từ 2-3 cm, hom có 6-7 mắt. Đặt hom nằm ngang hoặc xiên, sau đó lấp đất. Sau trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết. Mật độ trồng thích hợp: 11.000-12.000 cây/ha (khoàng cách: 0,7m x 1 đến 1,1m).

Bón phân cho khoai mì: Khoai mì cần cả các dưỡng chất đa lượng và trung vi lượng. Đạm là thành phần của protein, đạm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thân lá và tích lũy chất khô. Thiếu đạm, khoai mì kém phát triển, lá già chuyển vàng, năng suất thấp. Khoai mì có nhu cầu cao về đạm, nên cần bón lượng đạm khá cao. Với các giống cao sản lượng đạm phải sử dụng cao hơn so với các giống địa phương. Lân là thành phần cấu tạo các chất cao phân tử, tham gia vào qúa trình tạo thành tinh bột, là yếu tố tăng năng suất. Lân kích hoạt sự phát triển của bộ rễ, các đỉnh sinh trưởng và tham gia trong quá trình tạo củ. Khoai mì có thể hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp nên nhu cầu lân không cao bằng đạm và kali. Để tăng khả năng sử dụng lân có sẵn trong đất, cần tăng cường bón phân vi sinh. Nếu thiếu lân cây còi cọc, ít củ, hàm lượng tinh bột thấp. Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với khoai mì, có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây lá già vàng từ mép lá sau lan rộng ra cả lá, chóp lá khô dần, củ ngắn, nhỏ, năng suất thấp. Lưu huỳnh, magiê, canxi và các vi lượng như kẽm, sắt, đồng, boron… đều rất cần thiết cho cây khoai mi. Khi thiếu các trung vi lượng này, cây còi cọc, khả năng vươn cao và phát đọt kém, ít củ, củ nhỏ, năng suất thấp đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.Có thể dùng phân bón Con Ngựa các mã sản phẩm NPK 8-6-4, 10-10-5,….

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÚA

Cây lúa (Oryza sativa) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa là cây lương thực chính nuôi sống con người (40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính). Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi hạt gạo là “hạt của sự sống”. Lúa có đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, lipid, xenluloza… Ngoài việc sử dụng làm lương thực, gạo và các sản phẩm phụ khác còn được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. 

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên vùng khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung ngày từ 3.000-3.500°C và giống dài ngày từ 3.500-4.500°C. Căn cứ vào chỉ tiêu này mà lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt độ thấp, nên chọn giống có tổng tích nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt độ cao, nên chọn giống có tổng tích nhiệt cao. Và cũng có thể căn cứ vào tổng tích nhiệt của giống để điều tiết các trà cấy trong vụ).

  1. Làm đất

Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch.  Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

  1. Chọn giống lúa

Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này. Cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bênh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống lúa khác nhau: RVT, HS118, M6, Việt lai 24, Nàng Thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, OM 4059, OM 4900, OM 6561-12, OM 5199-1…

  1. Gieo sạ và cấy

3.1. Ở Phía Nam:

Lượng hạt giống gieo sạ: 120 – 180 kg/ha.

Áp dụng phương pháp sạ hàng: hàng cách hàng 20 cm.

3.2. Ở Phía Bắc:

Phần lớn áp dụng phương pháp cấy, đặc biệt là trong vụ Xuân.

Tùy vào chân đất, chất lượng hạt giống, tập quán canh tác và phương pháp gieo sạ mà định lượng giống sử dụng.

Đối với cấy (2 dảnh/bụi): Lượng hạt giống cần khoảng 30 kg/ha.

Khoảng cách cấy: 20cm x 12 – 13cm. Bình quân 35-45 bụi/m2

Hình ảnh: minh họa

  1. Quy trình bón phân cho cây lúa
  • Bón Lót: Giai đoạn đầu bón lót bón 300 – 500kg/ha phân hữu cơ vi sinh  nhằm cung cấp chất hữu cơ cho đất và bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, giải độc đất, hạn chế được các bệnh vàng lá, thối rễ, chống ngộ độc chất hữu cơ.
  • Bón thúc đợt 1: Sau khi sạ được giao từ 7 đến 10 ngày tiến hành bón thúc cho lúa, sử dụng phân bón chuyên dùng Lúa L1 21-14-7 bón 150-200kg/ha
  • Bón thúc đợt 2: Sau khi sạ được 20 – 25 ngày tiền hành bón thúc lần 2, sử dụng phân bón NPK Con Ngựa  L2 ( 17-4-21) bón 250-300kg/ha
  • Bón thúc đợt 3: Từ 45-50 ngày sau sạ là giai đoạn cây lúa đang chuẩn bị trổ bông, cần bón thúc phân bón Con Ngựa NK 20-20 hoặc NK 20-25, lượng bón 100-150 kg/ha, giúp cây lúa trổ bông tập trung, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng trọng lượng, chất lượng gạo tốt, chống cho cây đổ ngã.
  1. Quản lý nước
  • Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi gieo, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
  • Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 NSG cần tháo cạn nước cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào.
  • Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.
  • Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
  1. Phòng trừ bệnh hại
  • Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm: Vệ sinh đồng ruộng, duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy,  bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi  bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Trồng hoa cúc xung quanh bờ ruộng.
  • Chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số sâu hại tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách.
  • Vệ sinh đồng ruộng, gieo đúng thời vụ, bón phân cân đối, khi cây bị bệnh ngưng bón đạm khi hết bệnh bón phân NPK và phun phân bón qua lá, không gieo sạ dày, chọn giống kháng bệnh.
  1. Thu hoạch
  • Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng

Phân bón NPK Con Ngựa chuyên dùng cho Lúa được bổ sung các hoạt chất làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tăng năng suất và chất lượng lúa gạo. Đặc biệt có bổ sung Silic, giúp cứng cây, chống đổ ngã, hạn chế thiệt hại khi gặp điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại.

CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ ĐẦU MÙA MƯA

Hiện nay, khu vực Nam bộ và Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ đầu mùa mưa. Đây cũng là thời điểm bà con chuẩn bị bước vào đợt chăm sóc cho cà phê. Việc chăm sóc cây đầu mùa mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng cà phê của cả vụ. Vì vậy bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau:

Vệ sinh vườn cây

Vườn cà phê cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là những tàn dư cành lá của vụ thu hái trước. Đây có thể là nơi ẩn chứa những mầm mống gây bệnh hại cho cây. Các lọai bào tử nấm gây bệnh còn nằm trong tàn dư thực vật khi gặp độ ẩm, nhiệt độ cao sẽ phát triển về số lượng và phát tán nhờ mưa, gây hại cho cây.

Hình ảnh : minh họa

Cắt tỉa những cành vô hiệu nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của những cành nuôi trái.

Thực hiện phòng trừ cỏ dại trong vườn cây một cách triệt để. Cỏ dại cũng là nơi trú ngụ của một số đối tượng sâu hại cho cây cà phê và cũng là đối tượng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng rất lớn của cây trong mùa mưa.

Tất cả những tàn dư và cỏ dại có thể xử lý bằng việc đốt họăc chôn vùi cùng với vôi bột.

Đánh bồn

Cà phê thường được bón phân theo gốc. Bộ rễ cây thường tập trung trong khoảng đường kính của tán lá. Mặt khác, đất trồng cà phê thường có độ dốc nên việc rửa trôi phân bón trong mùa mưa là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, hạn chế mất phân bón do rửa trôi thì trong mùa mưa bà con cần phải làm bồn để bón phân cho cây. Việc làm bồn cần thực hiện ở tất cả các lần bón phân và không được làm tổn hại tới bộ rễ cây. Thông thường, đường kính bồn khoảng 1,0 – 1,2 mét, mặt bồn thấp hơn 15-20 cm so với mặt bằng của vườn.

Hình ảnh : minh họa

Bón phân hữu cơ

Phần lớn cà phê vùng Tây Nguyên được trồng trên đất đỏ Bazan có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Vì vậy khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất cũng kém hơn. Mặt khác, độ dốc địa hình vùng Tây Nguyên càng làm cho việc mất nước và rửa trôi phân bón trong mùa mưa tăng lên.

 Việc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ cho đất, làm tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất, hiệu suất sử dụng phân bón của những lần bón phân trong mùa mưa tăng lên, qua đó tiết kiệm được chi phí phân bón cho bà con. Các lọai phân bón hữu cơ thường được bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Hình ảnh : minh họa

Việc lựa chọn đúng lọai phân bón hữu cơ cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhà nông. Phân bón hữu cơ vi sinh Con Ngựa sẽ mang lại nhiều tác dụng hơn so với các lọai phân bón hữu cơ truyền thống và hữu cơ sinh học như: cung cấp chất hữu cơ cao (65%) cho đất, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây, ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh, giảm được 10% lượng phân bón NPK. Lượng bón khỏang 1 – 3 kg/cây.

Bón phân NPK

Đầu mùa mưa, cây cần phục hồi lại bộ rễ để tăng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng. Khi có mưa xuống, cây cũng cần được cung cấp dinh dưỡng để ra lá mới phục vụ cho quang hợp, ra cành dự trữ cho năm sau. Ngoài ra, cây cũng cần có sức đề kháng tốt với sự thay đổi của thời tiết khí hậu và sau bệnh hại. Vì vậy, chọn loại phân bón có nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cây vừa làm tăng năng suất lại tiết kiệm được chi phí cho bà con nông dân.

Phân bón Con Ngựa đầu mùa mưa NPK 15-15-15, 16-16-16, 16-16-8 ,20-20-15, …là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà nông hiện đại.

Vừa đáp ứng được nhu cầu của cây (đạm cao để ra lá mới, cành mới, lân cao để phục hồi bộ rễ, có kali để tăng sức đề kháng), vừa bổ sung tổ hợp các hoạt chất đặc hiệu để chống thất thoát phân bón và không gây chua đất. Lượng bón tham khảo:  300-500 kg/ha.

Liên Hệ Ngay

Contact Me on Zalo