KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MÍA

Những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Bộ nông nghiệp giá thu mua mía của các công ty mía đường ở mức khỏang 1 triệu đồng/tấn, cùng với năng suất tương đối cao làm cho thu nhập của người nông dân trồng mía tăng so với những năm trước. Điều này đã đảm bảo được lợi nhuận cho nông dân trồng mía so với các lọai cây trồng khác và đảm bảo được vùng nguyên liệu cho sản xuất đường trong nước.

Hình ảnh: minh họa

Trong canh tác mía hiện nay, bà con thường canh tác 1 vụ mía tơ (mía trồng mới) và 2 vụ mía gốc (chăm sóc gốc mía sau thu họach của vụ trước). So với mía tơ thì mía gốc có năng suất cao hơn khoảng 10 tấn/ha/vụ, chi phí thấp hơn khoảng 30% (do giảm được công lao động, giống,…), lượng phân bón nhiều hơn 20% nên lợi nhuận từ mía gốc sẽ cao hơn mía tơ.

Để cho vụ mía gốc đạt hiệu quả cao, bà con cần quan tâm tới một số kỹ thuật chăm sóc như sau:

Sử dụng các giống mía có khả năng tái sinh mạnh.

Sau khi thu họach, dùng cuốc thật sắc phát bằng các gốc mía cho bằng với mặt ruộng. Kỹ thuật này làm tăng khả năng nảy mầm, nảy mầm đồng đều sau này và giúp bộ rễ của cây con dễ tiếp xúc với đất hơn.

Đốt bỏ toàn bộ lá, tàn dư thực vật có trên ruộng mía để lọai bỏ các yếu tố sâu bệnh hại và phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của mắt mầm.

Song song với việc phát gốc và đốt đồng, bà con cần giâm một số lượng hom khoảng 5% diện tích canh tác để phục vụ cho việc trồng dặm sau này.

Cày hoặc cuốc theo hàng ở 2 bên gốc mía, cách gốc khoảng 25-30 cm, sâu 15-20 cm. Công việc này nhằm chặt bỏ một phần các rễ già để cho việc tái tạo bộ rễ mới mạnh hơn và cắt đứt các đường mao dẫn nước trong đất nhằm hạn chế thất thoát nước trong mùa khô.

      Hình ảnh: minh họa

Đối với những vùng chủ động được nước tưới, bón phân hữu cơ và  phân khoáng rồi lấp đất lại. Đối với những vùng không chủ động được nước tưới thì sẽ thực hiện bón phân ngay sau khi có mưa.

Chú ý bón bổ sung 800-1.000 kg vôi/ha, không bón vôi chung với phân có chưa đạm sẽ làm đạm bị bay hơi.

Sau khi nảy mầm, cây con được 1-2 lá thì tiến hành trồng dặm. Dùng cây con đã giâm hoặc tỉa cây tại những nơi có mật độ cao để dặm sao cho đạt 75.000 – 82.000 cây/ha.

Bón phân: lượng phân bón cho mía gốc khoảng 180N – 90P2O5 – 150K2O kg/ha/vụ và chia làm 2-3 lần bón/vụ.

  • Vùng có nước tưới: bón phân 3 lần/vụ. Lần 1 ngay sau khi cày xả hàng, bón 500 kg phân bón hữu cơ vi sinh và 400 kg phân NPK 16-16-8+TE (Con Ngựa)/ha. Lần 2, khi cây có 4-5 lá (1,5-2,5 tháng sau khi cuốc gốc), bón 350 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha. Lần 3, khi cây có 9-10 lá (4-5 tháng sau khi cuốc gốc), bón 400 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha.
  • Vùng không có nước tưới: bón phân 2 lần/vụ. Lần 1 ngay sau khi có mưa, bón 500 kg phân hữu cơ vi sinh và 500 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha. Lần 2, khi cây có 9-10 lá, bón 600 kg phân bón NPK Con Ngựa 16-8-16 /ha.

Bón phân kết hợp với xới xáo đất cho tơi xốp và vệ sinh đồng ruộng. Cây cần được đánh lá thường xuyên (tước bỏ những là già, lá khô cho thông thoáng) và duy trì số lá trên cây khoảng 10-12 lá.

Tin tức Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Ngay

Contact Me on Zalo