PHÂN BÓN CHO CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

  1. Đặc điểm nông học: Khoai mì (sắn) là cây lấy củ đang ngày càng quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm và nhiên liệu sinh học. Nhu cầu khoai mì đang ngày càng tăng, lợi nhuận do khoai mì mang lại đang cao hơn so với lúa và nhiều cây trồng khác. Khoai mì chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng được ở cả các vùng trong cả nước. Các giống phổ biến ở nước ta hiện nay là: KM 60, KM 94, HL20, HL 23, HL 24.

Hình ảnh: minh họa

  1. Kỹ thuật trồng: Cần làm đất kỹ, cày sâu 30 cm, bừa 2 lượt, nhặt sách cỏ rác và tàn dư thực vật. Chọn hom giống từ các cây 8-10 tháng tuổi, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Mắt thân cây dày, đường kính từ 2-3 cm, hom có 6-7 mắt. Đặt hom nằm ngang hoặc xiên, sau đó lấp đất. Sau trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết. Mật độ trồng thích hợp: 11.000-12.000 cây/ha (khoàng cách: 0,7m x 1 đến 1,1m).

Bón phân cho khoai mì: Khoai mì cần cả các dưỡng chất đa lượng và trung vi lượng. Đạm là thành phần của protein, đạm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thân lá và tích lũy chất khô. Thiếu đạm, khoai mì kém phát triển, lá già chuyển vàng, năng suất thấp. Khoai mì có nhu cầu cao về đạm, nên cần bón lượng đạm khá cao. Với các giống cao sản lượng đạm phải sử dụng cao hơn so với các giống địa phương. Lân là thành phần cấu tạo các chất cao phân tử, tham gia vào qúa trình tạo thành tinh bột, là yếu tố tăng năng suất. Lân kích hoạt sự phát triển của bộ rễ, các đỉnh sinh trưởng và tham gia trong quá trình tạo củ. Khoai mì có thể hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp nên nhu cầu lân không cao bằng đạm và kali. Để tăng khả năng sử dụng lân có sẵn trong đất, cần tăng cường bón phân vi sinh. Nếu thiếu lân cây còi cọc, ít củ, hàm lượng tinh bột thấp. Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với khoai mì, có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây lá già vàng từ mép lá sau lan rộng ra cả lá, chóp lá khô dần, củ ngắn, nhỏ, năng suất thấp. Lưu huỳnh, magiê, canxi và các vi lượng như kẽm, sắt, đồng, boron… đều rất cần thiết cho cây khoai mi. Khi thiếu các trung vi lượng này, cây còi cọc, khả năng vươn cao và phát đọt kém, ít củ, củ nhỏ, năng suất thấp đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.Có thể dùng phân bón Con Ngựa các mã sản phẩm NPK 8-6-4, 10-10-5,….

Tin tức Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Ngay

Contact Me on Zalo