CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ ĐẦU MÙA MƯA

Hiện nay, khu vực Nam bộ và Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ đầu mùa mưa. Đây cũng là thời điểm bà con chuẩn bị bước vào đợt chăm sóc cho cà phê. Việc chăm sóc cây đầu mùa mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng cà phê của cả vụ. Vì vậy bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau:

Vệ sinh vườn cây

Vườn cà phê cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là những tàn dư cành lá của vụ thu hái trước. Đây có thể là nơi ẩn chứa những mầm mống gây bệnh hại cho cây. Các lọai bào tử nấm gây bệnh còn nằm trong tàn dư thực vật khi gặp độ ẩm, nhiệt độ cao sẽ phát triển về số lượng và phát tán nhờ mưa, gây hại cho cây.

Hình ảnh : minh họa

Cắt tỉa những cành vô hiệu nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của những cành nuôi trái.

Thực hiện phòng trừ cỏ dại trong vườn cây một cách triệt để. Cỏ dại cũng là nơi trú ngụ của một số đối tượng sâu hại cho cây cà phê và cũng là đối tượng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng rất lớn của cây trong mùa mưa.

Tất cả những tàn dư và cỏ dại có thể xử lý bằng việc đốt họăc chôn vùi cùng với vôi bột.

Đánh bồn

Cà phê thường được bón phân theo gốc. Bộ rễ cây thường tập trung trong khoảng đường kính của tán lá. Mặt khác, đất trồng cà phê thường có độ dốc nên việc rửa trôi phân bón trong mùa mưa là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, hạn chế mất phân bón do rửa trôi thì trong mùa mưa bà con cần phải làm bồn để bón phân cho cây. Việc làm bồn cần thực hiện ở tất cả các lần bón phân và không được làm tổn hại tới bộ rễ cây. Thông thường, đường kính bồn khoảng 1,0 – 1,2 mét, mặt bồn thấp hơn 15-20 cm so với mặt bằng của vườn.

Hình ảnh : minh họa

Bón phân hữu cơ

Phần lớn cà phê vùng Tây Nguyên được trồng trên đất đỏ Bazan có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Vì vậy khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất cũng kém hơn. Mặt khác, độ dốc địa hình vùng Tây Nguyên càng làm cho việc mất nước và rửa trôi phân bón trong mùa mưa tăng lên.

 Việc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ cho đất, làm tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất, hiệu suất sử dụng phân bón của những lần bón phân trong mùa mưa tăng lên, qua đó tiết kiệm được chi phí phân bón cho bà con. Các lọai phân bón hữu cơ thường được bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Hình ảnh : minh họa

Việc lựa chọn đúng lọai phân bón hữu cơ cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhà nông. Phân bón hữu cơ vi sinh Con Ngựa sẽ mang lại nhiều tác dụng hơn so với các lọai phân bón hữu cơ truyền thống và hữu cơ sinh học như: cung cấp chất hữu cơ cao (65%) cho đất, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây, ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh, giảm được 10% lượng phân bón NPK. Lượng bón khỏang 1 – 3 kg/cây.

Bón phân NPK

Đầu mùa mưa, cây cần phục hồi lại bộ rễ để tăng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng. Khi có mưa xuống, cây cũng cần được cung cấp dinh dưỡng để ra lá mới phục vụ cho quang hợp, ra cành dự trữ cho năm sau. Ngoài ra, cây cũng cần có sức đề kháng tốt với sự thay đổi của thời tiết khí hậu và sau bệnh hại. Vì vậy, chọn loại phân bón có nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cây vừa làm tăng năng suất lại tiết kiệm được chi phí cho bà con nông dân.

Phân bón Con Ngựa đầu mùa mưa NPK 15-15-15, 16-16-16, 16-16-8 ,20-20-15, …là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà nông hiện đại.

Vừa đáp ứng được nhu cầu của cây (đạm cao để ra lá mới, cành mới, lân cao để phục hồi bộ rễ, có kali để tăng sức đề kháng), vừa bổ sung tổ hợp các hoạt chất đặc hiệu để chống thất thoát phân bón và không gây chua đất. Lượng bón tham khảo:  300-500 kg/ha.

Tin tức Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Ngay

Contact Me on Zalo