I. Những lưu ý khi sử dụng phân bón:
Bón phân có mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhưng không phải bón càng nhiều cây trồng sẽ càng tốt. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng cân đối, hợp lý phù hợp với yêu cầu của cây trồng và điều kiện sinh thái (đất đai, khí hậu,…)
II. Một số yêu cầu bón phân cân đối, hợp lý:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao.
- Không ngừng bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, bảo vệ môi trường sống của vi sinh vật.
- Đem lại hiệu quả về kinh tế và lợi nhuận tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho người canh tác.
- Phù hợp với điều kiện canh tác, phương thức sản xuất, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí phân bón.
Để sử dụng phân bón có hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản, bà con cần lưu ý và hiểu rõ đặc điểm một số yếu tố như sau:
1. Yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng:
- Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về dinh dưỡng và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau. Nên yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng chính là yếu tố đầu tiên cần lưu ý để sử dụng phân bón có hiệu quả. Dựa vào lượng chất mà cây cần để phát triển cho năng suất cao, ổn định mà bón lượng phân bón cho phù hợp. Yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng tùy thuộc vào:
- Đặc điểm loại cây trồng: Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cây lấy củ, hạt cần nhiều lân và kali, cây sử dụng thân lá thì cần nhiều đạm. Cây trồng lâu năm cần nhiều dinh dưỡng, phân bón hơn các loại cây hằng năm, những cây lấy đường thì yều cầu phân bón có hàm lượng kali nhiều.
- Đặc điểm của mỗi loại giống: Cùng một loại cây trồng thì có nhiều giống khác nhau, mỗi giống lại có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, cùng loài ngô, thì có giống cần ít phân giống cần nhiều phân hơn, giống có bộ lá lớn, có khả năng cho năng suất cao thường cần dùng nhiều phân bón hơn các giống ngô lá nhỏ.
- Đặc điểm từng giai đoạn của cây trồng: Giai đoạn cây con cần lượng dinh dưỡng ít hơn. Giai đoạn phát triển thân lá cần nhiều lân và đạm, giai đoạn nuôi quả cần nhiều kali,…bón đúng thời điểm trong từng giai đoạn của cây. Ví dụ, bón phân đón đòng cây lúa bón đúng thời điểm sẽ giúp lúa phân hóa đòng tốt, đồng to, khỏe. Còn nếu bón muộn lúa sẽ thiếu dinh dưỡng phân hóa đòng yếu, đòng nhỏ làm giảm năng suất lúa.
- Năng suất cây trồng: dựa vào lượng dưỡng chất mà cây trồng lấy đi theo nông sản thu hoạch. Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì cần lượng phân bón càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng lớn để giúp cây ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả và có đủ dưỡng chất để nuôi quả lớn, quả to, chắc nhân nặng hạt.
- Đặc điểm của đất canh tác
- Cần nắm rõ đất trồng của mình thuộc nhóm đất gì? Đất chua, mặn, phèn hay kiềm,…. Để lựa chọn loại phân bón cho thích hợp với từng loại đất..
- Căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng dưỡng chất mà đất đai có thể cung cấp cho cây trồng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu. Với đất có độ phì thấp, đất chai cứng cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ làm tăng lượng mùn cải tạo độ phì cho đất,….
- Căn cứ vào độ pH để chọn loại phân cho phù hợp, đất chua nên sử dụng các loại phân bón có tình kiềm và ngược lại.
- Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất. Đất cát thiếu kali nên cần bón nhiều kali, giữ nước kém nên chia ra nhiều lần bón để tránh hiện tượng rửa trôi làm thất thoát phân bón. Các loại đất cơ giới nặng nên tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục, phân hữu cơ sinh học giúp cải tạo, ổn định cấu trúc, nâng cao độ phì, giảm độ pH, giảm độ chua đất,…
- Điều kiện thời tiết khí hậu
- Trời mưa to tránh bón các loại phân bón dễ tan, nhiệt độ cao không bón những loại phân dễ bốc hơi,…tránh thất thoát phân bón. Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dung phân bón hữu cơ và phân vô cơ so với thời tiết mưa nhiều và nhiệt độ cao. Tùy vào điều kiện thời tiết, đặc điểm của từng loại phân bón mà sử dụng phân bón cho hợp lý.
- Nên bón vào sáng sớm, chiều mát, không bón lúc trời mưa to, trời nắng nóng hoặc dự báo trời sắp mưa, thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết.
- Đặc điểm của loại phân bón
- Cần chú ý các đặc điểm của các loại phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ để sử dụng cho hợp lý để đạt hiệu quả cao.
- Phân bón mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đất đai, cây trồng, thời tiết mà lựa chọn loại phân bón cho thích hợp và đạt hiệu quả. Có loại phân bón thích hợp với đất chua, có loại thích hợp với đất phèn, có loại phù hợp với đất trung tính,…Có loại phân bón chuyên dùng cho tiêu cà phê, có loại chuyên thanh long,…
- Độ hòa tàn và khả năng dễ tiêu (dễ hấp thu). Những phân chậm khó tiêu (khó hấp thu), chậm tan (các loại phân hữu cơ truyền thống, phân lân,…) thì dùng để bón lót. Một số phân có khả năng làm chua đất thì nên hạn chế sử dụng. Trong điều kiện ngập nước không nên bón các phân có gốc SO4– vì dễ sinh H2S có hại cho cây trồng,… chú ý vào đặc điểm phân bón mà có hình thức bón khác nhau bón trên mặt đất, bón theo rãnh, theo hốc,…..
- Đất nghèo vi sinh vật có thể sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh và hạn chế bón các loại phân hóa học.
- Biện pháp canh tác
- Các biện pháp cách tác như mật độ, khoảng cách, nươc tưới,…đều ít nhiều đến chế độ, liều lượng phân bón. Nước tưới hợp lý sẽ nâng cao hiệu lực hấp thu phân bón, sâu bệnh nhiều hạn chế phân đạm và tăng cường các yếu tố giúp tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây trồng. Mật độ dày cần lượng phân bón nhiều hơn.
- Cơ chế thâm canh, luân canh hợp lý không những góp phần bảo vệ, năng cao độ phì nhiêu cho đất đai mà còn góp phần quyết định vào chế độ phân bón. Chú ý lượng dưỡng chất mà cây trồng trước đã lấy đi và lượng phân bón của cây trồng trước để lại, luân canh với các cây họ đậu để lại một lượng đạm cho đất, giúp giảm bớt lượng phân cho vụ tới. Xen canh hay gối vụ cũng có chế độ phân bón khác nhau, chú ý vào tình hình đất đai và từng loại cây trồng.
- Điều kiện canh tác tốt thì hiệu lực phân bón cũng tốt hơn. Ở các điều kiện canh tác hiện đại như nhà lưới, nhà kính, thủy canh, khí canh, trên giá thể, tưới nhỏ giọt, thì lượng phân bón được tính toán chặt chẽ chính xác vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra còn lưu ý một số điều như sau:
- Phân bón chỉ cần vừa đủ, không được dư thừa cũng không được thiếu, thừa hay thiếu đều hại cho cây trồng, bón dư các loại phân bón vô cơ còn làm hại tới đất đai, nên cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
- Cần thường xuyên quan sát và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn từ năm này qua năm khác sẽ giúp bà còn có chế độ phân bón hợp lý hơn.
- Trong tự nhiên, tất cả sinh vật (sâu bệnh hại, sinh vật có ích, cây trồng, cỏ dại,…) đều tồn tại và phát triển cùng nhau tạo nên sự đa dạng và cân bằng sinh học, giữa chúng luôn đấu tranh với nhau để giữ thế cần bằng sinh học, nên bón phân cần hài hòa bảo vệ các mối quan hệ đó, đặc biệt là các sinh vật có ích. Sử dụng phân bón cần hòa hợp với thiên nhiên chứ không phải áp đặt lên thiên nhiên.
- Sử dụng phân bón không những phải đạt hiệu quả cao mà còn phải thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
- Cần có cái nhìn toàn diện về tất cả yếu tố trên đồng ruộng gồm đất đai, cây trồng, sâu bệnh hại, thời tiết,….
- Khi trộn các loại phân bón với nhau để bón nên tránh trộn các loại phân có phản ứng, kết hợp với nhau làm giảm hiệu lực và chất lượng của phân bón.
6.Bảo quản phân bón cần lưu ý:
- Không để lẫn lộn giữa các loại phân khác nhau, tránh nhầm lẫn.
- Để nơi cao, khô ráo đặc biệt là các loại phân bón dễ hút ấm. Buộc chặt bao, các phân dễ bay hơi, dễ hút ấm có thể đựng bằng bao nilon buộc chặt, không nên trực tiếp xuống nền mà dung kệ gỗ để lót, kê lên.
- Các loại phân có tính acid nên sau khi dùng các dụng cụ như cuốc xẻng phải được rửa sạch sẽ, không dùng các dụng cụ dễ bị các chất acid ăn mòn để đựng phân bón.
- Một số loại phân bón gặp nóng dễ cháy nổ nên không để gần lửa, các loại phân dễ bóng hơi khi gặp điều kiện nóng không được phơi nắng mà phải bảo quản những nơi thoát mát tránh thất thoát và làm giảm chất lượng phân bón.
III. Những lưu ý trong lựa chọn phân bón:
- Không chạy theo phân bón rẻ, khuyến mãi.
- Nên lựa chọn các sản phẩm phân bón của các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng tốt, có phản hồi tốt từ bà con nhà nông, cần tìm hiểu nắm rõ thông số thành phần dinh dưỡng của từng loại phân.
- Tham khảo ý kiến, lời khuyên, tư vấn của những người đã sử dụng.
- Chọn những loại phân bón có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng như các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh….chọn phân phù hợp với từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, từng loại đất.
- Tăng cường lựa chọn và sử dụng những loại phân bón chậm tan hạn chế thất thoát phân bón và ô nhiễm môi trường, tăng hiệu lực sử dụng phân bón.
- Không mua những loại phân bón chảy nước, biến chất, vón cục đặc biết đối với các loại phân vô cơ vì làm giảm sút chất lượng của phân bó6
Tin tức Mới
TUYỂN DỤNG THÁNG 10/2024
Th10
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024
Th2
🎉 BỪNG SÁNG NIỀM TỰ HÀO, CHÀO ĐÓN NĂM MỚI GIÁP THÌN CÙNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI! 🎉
Th2
TUYỂN DỤNG 02 KẾ TOÁN TỔNG HỢP ĐI LÀM NGAY
Th12
TUYỂN DỤNG THỦ KHO ĐI LÀM NGAY
Th12
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ TRI ÂN KHÁCH HÀNG QUANG ĐÀO – HUẾ
Th12
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ LẦN THỨ XIV, NHIỆM KỲ 2023-2028
Th3
PHÂN BÓN HỮU CƠ KHOÁNG LÀ GÌ?
Th3
KỸ THUẬT CHĂM SÓC TỎI CÔ ĐƠN LÝ SƠN
Th3
TUYỂN DỤNG THỦ KHO KIÊM LÁI XE NÂNG
Th2
TÌM HIỂU VỀ PHÂN BÓN CON NGỰA NPK 20-20-15
Th2
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÀ PHÊ VÀO MÙA KHÔ
Th2
LỰA CHỌN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN
Th2
Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi – Họp mặt, Hái lộc mừng xuân Quý Mão 2023
Th2
Lễ Tổng kết hoạt động SXKD năm 2022 của Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi
Th2
Tham dự Đại hội Đại biểu nông dân xã Hành Phước lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Th2
CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI – TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN 01/2023
Th2
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI- TUYỂN DỤNG 5/2021
Th5
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG
Th5
CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI QUYẾT TÂM CHỐNG DỊCH COVID19
Th5
CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI HƯỞNG ỨNG THÁNG ATVSLĐ
Th5
CÔNG TY CP HCQN ĐẠT GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA 2020.
Th5
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MÍA
Th5
PHÂN BÓN CHO CÂY KHOAI MÌ (SẮN)
Th5
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÚA
Th5