- Nguồn Gốc:
- Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.
Hình ảnh: minh họa
- Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae),mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae, được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai – Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian).
- Khí hậu và đất trồng sầu riêng
- Khí hậu và đất đai tại Việt Nam thích hợp với hầu hết các giống sầu riêng, đặc biệt từ miền trung trở vào phía nam, các khu vực trồng sầu riêng trải đều từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất trồng: sầu riêng phải thoát nước tốt, không ngập úng, không nhiễm mặn, pH của đất từ 5-6. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu mùn. Tầng canh tác từ 1m trở lên. Nếu trồng ở vùng đất phù sa phải tiến hành đắp mô đào mương để hạn chế ngập úng
- Về khí hậu: Phải có sự phân chia rõ rệt giữa 2 mùa mưa nắng, mùa nắng không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình trong năm phải từ 1500-2000mm/năm. Độ cao so với mặt nước biển không yêu cầu quá khắt khe, từ 300m trở lên là trồng được sầu riêng
- Về gió và ánh sáng: Sầu riêng là cây gỗ lớn, tán rộng, nên cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, không nên trồng mật độ dày, trồng xen với các loại cây lớn, xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu quả…
Hình ảnh: minh họa
- Mật độ trồng sầu riêng
- Trồng thuần: khoảng cách 8 x 8m hoặc 8 x 10m. Tương đương 125 – 156 cây/hecta
- Trồng xen (cà phê, ca cao): Khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Tương đương 70 – 100 cây/hecta
- Hố trồng sầu riêng có kích thước 60 x 60 x 60cm, đất xấu thì có thể đào 70 cm. Mỗi hố ta bón lót 2-3 kg/hố phân hữu cơ khoáng 3-3-2 hoặc 3-5-2 trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong vòng 15-30 ngày trước khi trồng.
- Riêng đất ở vùng đồng bằng, cần tiến hành đắp mô và đào mương. Mỗi mô đất rộng 5-7m, bên cạnh đào mương sâu 1-2m rộng 2-3m. Có thể điều tiết được lượng nước trong mương.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng
- Sau khi đã chuẩn bị hố trồng được 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào hố. Khi trồng cần nhẹ tay cắt bỏ lớp nilon bầu ươm, tránh làm vỡ bầu. Đặt cây con vào chính giữa hố. Miệng bầu ngang bằng mặt đất (nếu đất hơi trũng thì mặt bầu cao hơn mặt đất 5-10cm, đất đốc thì trồng sâu hơn 5-10cm). Lấp đất và nén nhẹ xung quanh bầu, phần gốc cần cao hơn xung quanh một chút để tránh đọng nước. Sau khi trồng cần tưới đẫm nước, cắm cọc cố định cây, nếu gặp trời nắng phải dùng tàu lá dừa hoặc lưới nilon để che nắng cho cây. Trồng mùa khô cây đỡ bị sâu bệnh nhưng bù lại phải thường xuyên tới nước, do đó thời điểm tốt nhất để trồng cây là khoảng đầu mùa mưa (tháng 4-6 DL).
- Chăm sóc cây sầu riêng
Giai đoạn mới trồng
Giai đoạn 1-3 năm đầu cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khỏe mạnh, tạo dáng cân đối.
Tưới nước: Mùa khô 7-10 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới vừa đủ để giữ độ ẩm cho đất, kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo… Có thể đánh bồn xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước, phần gốc cần vun cao tránh đọng nước.
Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ thông thoáng, đặc biệt là phần gốc, tránh cỏ dại rậm rạp dể phát sinh các bệnh nấm, côn trùng ẩn nấp tấn công cây. Thời gian đầu cây còn nhỏ có thể xen canh các loại cây họ đậu (tán thấp, tránh cạnh tranh ánh sáng và không gian sinh trưởng của cây) để tăng thu nhập và tăng độ mùn cho đất.
Bón phân - Mỗi năm bón bổ sung vào đầu mùa mưa mỗi gốc 3- 5kg/gốc phân bón hữu cơ vi sinh, đào rãnh theo hình chiếu của tán cây xong lấp lại.
- Từ một đến ba năm đầu sử dụng phân NPK có tỷ lệ N (đạm) và P (lân) cao để kích thích cành, rễ phát triển nên sử dụng phân 16-16-8+TE là loại phân có tỷ lệ thích hợp kết hợp với trung vi lượng có trong phân, giúp cây phát triển tốt và dễ dàng hấp thụ trong giai đoạn đầu. Năm đầu tiên bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần 0,2-0,4 kg/gốc. Năm thứ 2 trở đi bón 0,6 – 0,8kg/gốc/năm chia làm 4-6 lần. Khi bón cần bảo đảm đất đủ ẩm và phải lấp nhẹ phân để tránh bay hơi.
Cắt tỉa cành:
- Trong khoảng 6-8 tháng đầu tiên cho cây phát triển tự nhiên, sau đó chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất (chồi thân, mập, vươn thắng). Khi cây có chiều cao từ 2m trở lên thì cắt bỏ các cành ngang cách mặt đất 0,8 – 1m, giữ cho phần gốc thông thoáng.
Giai đoạn kinh doanh
Sầu riêng ghép sẽ cho quả bói từ năm thứ 4 thứ 5 trở đi, để tránh làm cây mất sức, gãy đổ cành, khi cây ra bói bà con chỉ nên giữ lại mỗi cây từ 5-7 quả, vị trí ra quả sát với phần thân. Các năm về sau số lượng quả sẽ tăng lên, trái cũng nhỏ lại, trung bình từ 2-4kg/trái tùy theo giống.
Tưới nước: Sầu riêng từ năm thứ 4 trở đi đã phát triển bộ rễ đủ sâu, lượng nước tưới không cần nhiều nhưng phải đủ, trung bình mùa khô tưới cho cây 2-4 đợt mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày. Có thể đánh bồn sâu 10-20cm, đường kính 3-5m xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước
Làm cỏ: Giai đoạn cây kinh doanh tán cây đã bắt đầu giao với nhau, cỏ dại sẽ giảm nhưng vẫn phải làm cỏ thường xuyên giữ cho vườn tược thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh và giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây
Bón phân: - Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để tăng chất lượng trái bón từ 4-6 lần/năm. Trước khi cây ra hoa sử dụng phân NPK Con Ngựa 15-15-15 bón 1kg/gốc/lần cho cây. Giai đoạn nuôi quả sử dụng phân bón NPK Con Ngựa 17-10-17 với lượng bón 0,8-1kg/gốc bón cho cây, với hàm lượng kali cao giúp cho quả sầu riêng đạt chất lượng tốt nhất. Sau thu hoạch bón phân NPK 16-16-16+TE để cây phục hồi nhanh. Khi bón phân bà con bón theo hình chiếu của tán cây, đất phải đủ ẩm và phải lấp nhẹ để phân để tránh bay hơi. Phân hữu cơ mỗi năm bón bổ sung hữu cơ vi sinh 2-3kg/hố, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước.
- Cắt tỉa cành: Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.
Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng ./.
Tin tức Mới
TUYỂN DỤNG THÁNG 10/2024
Th10
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024
Th2
🎉 BỪNG SÁNG NIỀM TỰ HÀO, CHÀO ĐÓN NĂM MỚI GIÁP THÌN CÙNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI! 🎉
Th2
TUYỂN DỤNG 02 KẾ TOÁN TỔNG HỢP ĐI LÀM NGAY
Th12
TUYỂN DỤNG THỦ KHO ĐI LÀM NGAY
Th12
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ TRI ÂN KHÁCH HÀNG QUANG ĐÀO – HUẾ
Th12
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ LẦN THỨ XIV, NHIỆM KỲ 2023-2028
Th3
PHÂN BÓN HỮU CƠ KHOÁNG LÀ GÌ?
Th3
KỸ THUẬT CHĂM SÓC TỎI CÔ ĐƠN LÝ SƠN
Th3
TUYỂN DỤNG THỦ KHO KIÊM LÁI XE NÂNG
Th2
TÌM HIỂU VỀ PHÂN BÓN CON NGỰA NPK 20-20-15
Th2
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÀ PHÊ VÀO MÙA KHÔ
Th2
LỰA CHỌN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN
Th2
Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi – Họp mặt, Hái lộc mừng xuân Quý Mão 2023
Th2
Lễ Tổng kết hoạt động SXKD năm 2022 của Công ty CP Hóa chất Quảng Ngãi
Th2
Tham dự Đại hội Đại biểu nông dân xã Hành Phước lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Th2
CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI – TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN 01/2023
Th2
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI- TUYỂN DỤNG 5/2021
Th5
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG
Th5
CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI QUYẾT TÂM CHỐNG DỊCH COVID19
Th5
CÔNG TY CP HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI HƯỞNG ỨNG THÁNG ATVSLĐ
Th5
CÔNG TY CP HCQN ĐẠT GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA 2020.
Th5
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MÍA
Th5
PHÂN BÓN CHO CÂY KHOAI MÌ (SẮN)
Th5
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÚA
Th5