KỸ THUẬT CHĂM SÓC TỎI CÔ ĐƠN LÝ SƠN

Tỏi được biết tới là một loại gia vị quan trọng trong rất nhiều những món ăn. Không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà nó còn mang tới nhiều công dụng tích cực với sức khỏe. Việc trồng tỏi cô đơn lúc này có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của gia đình và cũng trở thành cây trồng kinh tế. Đặc biệt, tỏi Lý Sơn nổi tiếng với một nhánh duy nhất cho mỗi củ, cùng hương vị thơm ngon, nhiều lợi ích cho sức khỏe nhận được sự tin tưởng của nhiều người dùng. Việc tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi cô đơn Lý Sơn nhận được sự quan tâm lớn.

Thời gian trồng tỏi cô đơn thích hợp

  • Canh tác tỏi vào thời điểm thích hợp trồng năm giúp cây có điều kiện phát triển tốt, đem lại năng suất cao như chúng ta mong muốn. Theo đó, kinh nghiệm dân gian được truyền từ đời này qua đời khác cho thấy việc trồng tỏi thích hợp nhất là thời điểm tháng 8, hoặc tháng 2 – 3 hàng năm là hợp lý nhất.
  • Việc trồng tỏi cô đơn đúng thời điểm trong năm, đồng thời chuẩn bị đầy đủ đất thịt pha cát, có khả năng thoát nước tốt trồng ở nơi có nhiều ánh sáng được cung cấp mang tới điều kiện để tỏi Lý Sơn phát triển tốt, đem lại năng suất cao.

Chuẩn bị trước khi trồng tỏi cô đơn Lý Sơn

Lựa chọn giống cây trồng

Trong số nhiều tiêu chuẩn, nhiều kỹ thuật cần tìm hiểu và nắm bắt thì việc chọn giống là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc chọn được giống tốt giúp cây tỏi phát triển khỏe mạnh, mang lại năng suất lý tưởng như chúng ta mong muốn. Đối với chọn giống cây trồng cần đảm bảo:

  • Đảm bảo tỏi sạch, không dính hóa chất.
  • Sử dụng cây tỏi có kích thước lớn.
  • Không sử dụng củ nhỏ, bị lép.

Tiến hành làm đất

Việc làm đất để trồng tỏi cô đơn người dân có những kinh nghiệm, có những cách thức truyền thống được áp dụng. Tùy thuộc vào chân đất hay điều kiện canh tác thực tế mà việc thay đất cần tiến hành hàng năm, hay 3–4 năm mới thay đất một lần. Tuy nhiên, trước mỗi vụ canh tác yêu cầu việc làm đất cần được thực hiện với yêu cầu cần đáp ứng chính là:

Tiến hành cào lớp cát vào một đông sau đó cho thêm một lớp đất đỏ bazan mới với độ dài khoảng 1–2 cm, tiến hành đầm chặt. Lớp đất này chúng ta có thể lấy được từ trên núi, hay đào dưới hầm lên.

Sau khi đã thêm lớp đất đỏ bazan thì ở bước này thực hiện việc bón lót bằng phân chuồng, phân NPK để làm giàu dinh dưỡng cho đất trồng được thực hiện hiệu quả.

Phủ lên một lớp đất cát san hô với độ dày từ 2 – 3 cm, ở bước này có thể tận dụng khoảng 50% lớp cát cũ để phủ xuống dưới, tiếp đó mới phủ thêm cát mới ở trên.

Kỹ thuật trồng tỏi cô đơn cơ bản

Kỹ thuật trồng tỏi cô đơn Lý Sơn khá đơn giản mà chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu và áp dụng. Trong đó những yêu cầu cần được tuân thủ cụ thể là:

  • Mật độ tiêu chuẩn cần đảm bảo: khoảng cách giữa hàng và hàng là 14 – 15 cm, khoảng cách giữa cây với cây từ 6 – 7 cm là hợp lý.
  • Giống tỏi cần lựa chọn những củ to tròn giúp quá trình trồng và phát triển của cây thuận lợi và hiệu quả hơn.
  • Trên các luống chúng ta rạch ra những đường rãnh có chiều sâu khoảng 5 cm, mỗi rãnh có khoảng cách cách nhau 20 cm sau đó đặt giống tỏi xuống rãnh, tiến hành phủ lên bề mặt một lớp cát mỏng đảm bảo cho củ giống không tiếp xúc trực tiếp tới phân bón lót đã bón trước đó.

Quá trình trồng cây tỏi Lý Sơn vô cùng đơn giản mà mỗi chúng ta đều có thể áp dụng được. Tuy nhiên, đảm bảo về đất, điều kiện khí hậu khi không phải nơi nào cũng làm được. Bởi thế, đây là loại cây gia vị thường được trồng chủ yếu ở vùng đất Lý Sơn – Quảng Ngãi mới đem lại năng suất và chất lượng củ tốt nhất.

Yêu cầu trong chăm sóc tỏi Lý Sơn

Trồng tỏi cô đơn Lý Sơn khi chăm sóc không quá phức tạp, song cần tuân thủ đầy đủ và đúng tiêu chuẩn. Nó góp phần tạo điều kiện lý tưởng nhất để cây tỏi có thể lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất củ tốt và đạt chất lượng cao. Trong đó những lưu ý quan trọng trong chăm sóc cây tỏi cô đơn chính là:

  • Ở giai đoạn mới trồng cần chú ý thường xuyên tưới nước, đảm bảo duy trì được độ ẩm thích hợp cho đất để rễ phát triển nhanh chóng.
  • Khi cây đã bắt đầu nhú mầm lúc này duy trì thời gian tưới nước 1 tuần 1 lần là vừa đủ. Tỏi là loại cây trồng không cần cung cấp quá nhiều nước có thể phát triển tốt, bởi thế, cần chú ý tới khả năng thoát nước của đất trồng vô cùng quan trọng.
  • Sau khi cây đã mọc nếu gặp mưa lớn kéo dài cần chú ý tới việc xới xáo đất giúp tạo độ thông thoáng cần thiết, từ đó giúp rễ cây pát triển tốt.
  • Khi tiến hành bón phân, đặc biệt ở thời điểm cây tỏi còn nhỏ cần chú ý xới xáo, lấp phân đầy đủ.
  • Việc làm cỏ cần thực hiện đều đặn, không để cỏ dại phát triển lấy hết chất dinh dưỡng, từ đó có khả năng ảnh hưởng tới chính quá trình phát triển của loại cây trồng này.

Kỹ thuật bón phân tỏi cô đơn Lý Sơn

Bón phân đối với bất kì loại cây trồng nào cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp chúng ta có thể yên tâm trong quá trình canh tác, có được năng suất cao cho chính mình. Với kỹ thuật trồng và canh tác tỏi cô đơn Lý Sơn cũng cần có sự chú ý nhất định ở việc bón phân theo đúng tiêu chuẩn.

Bón lót

Quá trình bón lót cần tiến hành trong quá trình làm đất, trước khi bắt đầu gieo trồng. Bón lót cho tỏi cô đơn chúng ta sử dụng toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh HCQN để cung cấp dinh dưỡng ban đầu cho đất khi canh tác.

Bón thúc

Quá trình bón thúc thông thường sẽ chia thành 6 lần với mỗi lần sử dụng lượng phân bón có những thay đổi nhất định. Cụ thể chính là:

  • Bón thúc lần 1: Thời điểm sau khi trồng từ 15 – 20 ngày bón thúc lần đầu tiên với  NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần
  • Bón thúc lần 2: Thời điểm sau khi trồng từ 22 – 25 ngày bón tiếp NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần
  • Bón thúc lần 3: Giai đoạn sau khi trồng từ 35 – 40 ngày chúng ta sử dụng NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần để bón thúc.
  • Bón thúc lần 4: Sau khi trồng từ 48 – 50 ngày sử dụng NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần
  • Bón thúc lần 5: Giai đoạn sau khi trồng từ 58 – 60 ngày chúng ta sử dụng NPK 20-20-15 HCQN với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần để bón thúc.
  • Bón thúc lần 6: Thực hiện vào thời điểm nuôi củ, bón NPK 17-7-17+13S HCQN với lượng 30-40 kg/1000m2/lần.

Tiến hành bón phân cho tỏi cô đơn yêu cầu đất đủ độ ẩm, thực hiện vào thời điểm buổi chiều thời tiết mát mẻ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không bón phân khi mưa lớn, hay nhiệt độ xuống quá thấp.

Ngoài ra, cần lưu ý ở giai đoạn cây tỏi Lý Sơn có cũ đã phình to không nên bón lượng đạm quá lớn. Nếu giai đoạn này sử dụng lượng đạm quá nhiều, dẫn tới tình trạng dưa thừa sẽ khiến cây dễ bị bệnh, thời gian sinh trưởng kéo dài sẽ gây ra tình trạng củ chậm chín. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng tới chất lượng của củ khi có thừa nhiều NO3 trong mỗi củ tỏi.

Tiêu chuẩn trong phòng trừ sâu bệnh khi trồng tỏi cô đơn

Việc phòng trừ sâu bệnh khi trồng tỏi cô đơn là việc không thể thiếu. Trong đó bệnh sương mai và bệnh than đen là phổ biến nhất.

  • Bệnh sương mai thường sẽ xuất hiện vào thời điểm cuối tháng 11 dương lịch khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Bởi thế, nên phun thuốc phòng trừ chuyên dụng thích hợp để tránh tác động của loại bệnh này lên diện tích canh tác tỏi Lý Sơn.
  • Bệnh than đen sẽ xảy ra vào giai đoạn củ tỏi sắp được thu hoạch. Bởi thế, khi gặp phải thì cách tốt nhất chính là cách ly hoàn toàn những củ bị bệnh, đồng thời sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng để khắc phục hiệu quả.

Kết luận

Tỏi Lý Sơn mang nét khác biệt ở việc chỉ có duy nhất một tép tỏi cho từng củ. Có lẽ vì vậy mà nó được gọi với cái tên là tỏi cô đơn. Mang hương vị đặc trưng vô cùng nổi bật của vùng đất Lý Sơn – Quảng Ngãi, cùng nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của con người khiến tỏi Lý Sơn được nhiều người tìm mua. Trồng tỏi cô đơn giúp chúng ta có thêm lựa chọn để sản xuất nông nghiệp với nguồn thu lớn, ổn định. Tuân thủ đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi cô đơn Lý Sơn khi canh tác để đạt được năng suất cao, hiệu quả như yêu cầu.

Tin tức Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Ngay

Contact Me on Zalo